vùi chôn trí nhớ đầu ghềnh
hồn nhiên hạnh phúc lênh đênh cũng gần
Gió vù vù. Thông vụt vụt. Những hàng cây xanh um tùm tất tả chạy ngược về phía mặt mũi mình. Khi chiếc xe đò bắt đầu đổ dốc rời Đà Lạt thì bất thần những giọt nước mắt nóng hổi cũng bật ra lăn tròn xuống má. Vô cùng bất ngờ. Cũng không dè mình khóc dễ dàng như vậy. Quay mặt ra phía kiếng xe để không ai thấy mình đang rơi nước mắt như đứa con nít, dù đang ở trong độ tuổi để mặc sương sa bạc mái đầu. Bỏ Đà Lạt thiệt rồi sao? Lần này là lần cuối? Lần cuối thiệt sự? Nhưng đâu có gì đến đỗi phải rơi nước mắt. Trong đời mình đã từng có những cuộc chia tay thảm thiết hơn nhiều. Paris, cùm lông mang đi, trái tim bỏ lại. Hai bờ lục địa, bờ Âu bờ Mỹ, Đại Tây Dương dựng sóng chắn ngang ở giữa. Người Em Xóm Học, nụ hôn quấn quít đầu lưỡi kiểu Pháp. Trở về Québec, một mình làm cái xác ướp dãy chết trong băng tuyết. Yêu chất ngất. Ruột gan chi xiết tơi bời. Ta xé lòng nhau làm mấy mảnh, Anh một phương và em một phương…
Nhưng lần này nào có yêu ai đâu. Tuổi đời nặng trĩu trên nếp nhăn ở cuối mày. Trái tim thì cằn cỗi, ù lì. Mấy chục năm rồi thiếu tập dợt, quên mất cái thói quen giỡn mặt ái tình, lửa củi gì cũng đều đã tắt ngúm trong lòng. Tuy nhiên, khi chảy nước mắt, thoắt nhận ra đó là một triệu chứng bất thường. Kinh nghiệm về cái lãng mạn nửa mùa của mình cho biết như vậy – như khi ngáp vặt là biết mình đang buồn ngủ. Khi chảy nước mắt bâng quơ là biết mình đang si tình. Si tình ai, điều đó không quan trọng gì cho lắm. Quan trọng là biết mình đang si tình. Si tình một cô gái đã tình cờ gặp gỡ đâu đó không chừng. Cũng có thể là si tình Đà Lạt. Hoặc si tình cuộc đời khơi khơi vậy thôi. Cảm giác ngầy ngật như say rượu. Choáng váng mà dễ chịu. Nhồi sóng mà thú vị. Thú vị vì biết toàn thể con người mình đã nhạy cảm trở lại. Không còn là cái xác ướp dật dờ trôi cuốn theo băng tảng thời gian nữa. Nhạy cảm để mà hoan mê. Và hoan mê để mà khổ đau tiếp liền theo đó như một hệ lụy bất khả phân ly. Đau như thú dữ cháy rừng, Ta đập tan hình hài và thức giấc…
Sau ba chục năm tròn bỏ xứ ra đi, lần này từ Paris trở về ngay giữa tháng Sáu, tôi đem tới cho Đà Lạt một tai họa: Mùa Mưa! Mưa gì mà mưa không dứt hột! Sáng mưa trưa mưa chiều mưa tối mưa khuya mưa. Mưa thúi đất. Lần đầu tiên lên thăm thành phố cao nguyên này lúc vừa mới đậu xong Tú Tài hai, thời kết tình với Tuyết quán nước. Cái cảm giác ám ảnh tôi thời đó là trời Đà Lạt nhiều mây xám tới mức khiến tôi ngất ngư lâm bịnh. Mình mẩy tỏa nhiệt hừng hực. Buổi sáng có sương mù gây gây lạnh. Trai gái chưng diện đẹp đẽ, áo dài, veston, khăn quàng quấn cổ co ro. Mấy cô nho nhỏ má đỏ hồng hồng – nốt ruồi ngay mặt nhiều chồng không sai! Nhà cửa thưa thớt. Tiếp tiếp dốc lên dốc xuống lung tung. Đồi cỏ, đồi cỏ, đồi cỏ. Thoáng mát, bao la. Nhựt đèo tôi trên xe Lambretta, Lộc anh tôi phóng Vespa kèm theo sát bên, cười cười nói nói, tay đưa lên cao khoa múa huyên thiên.
Thời đó, Lộc theo học đại học sư phạm năm đầu tiên mở ra tại Đà Lạt, ban Triết. Nhựt thi hỏng tú Hai ở Sài Gòn vì mê nhảy hơn mê học nên bị má mình đày lên Đà Lạt, những mong nơi đèo cao heo hút, chàng mê nhót sẽ bị bó giò, đành phải hồi chánh mà trở lại với đèn sách. Dè đâu Đà Lạt cũng có tiệm nhảy, cũng có ca ve. Tối tối Nhựt la cà ở vũ trường, tay cầm maracasse lúc lắc tỉ tê với ban nhạc tới khuya, mon histoire c’est l’histoire d’un amour… Nhựt cặp bồ với Hương, một em ca ve rất rành sáu câu tango, dọn về ở chung. Chàng và nàng bèn mở lớp cấp tốc tại gia để dạy cho tôi múa lèo vì tôi sắp lên đường sang Canada du học. Em bé quê học quá giỏi nên được cấp học bổng Colombo, xin ngả nón chào và xá em một cái! Mang chuông đi đấm xứ người mà không biết giựt be bop, lạng tango, ẹo cha cha, quay valse, sụm boléro là kể như ăn mày nơi đất khách và may tay dài dài chịu trận. Ối thôi là phăng-ta-xi đủ kiểu hết: quay ngược, quay xuôi, giựt qua, giựt lại, dùng dằng, dục dặc, à terre, bật ngửa rờ đất, đá gió lên trời, lâu lâu lại hét lên một tiếng như sư tử hống! Ậy! Vậy chớ một khi đã qua tới Québec rồi là mấy em bé Còi québecoise hậu phương cứ trầm trồ ngó hai cái cẳng dẻo nhẹo như cứt mũi của Kiệt tui mà chết mê chết mệt. Chỉ nằng nặc đòi theo thụ giáo và xin làm em nuôi đại ca. Em nuôi gì mà lắc boléro cái đít cứ õng ẹo õng ẹo thấy phát ghét! Chân quê dẻo nhẹo dông dài, Mua vui cũng đặng một vài trống canh.
Nhưng lần này, năm hai ngàn lẻ mấy, tôi chỉ về Đà Lạt có mình ên. Lộc đã mổ tim và hiện cắm dùi ở Canada, Montréal. Nhựt thì đã cắt bỏ bớt một lá phổi, hiện đứng bán thuốc Tây lẻ ở Mỹ, Sacramento. Cùng đôi lứa bên trời lận đận. Tôi từ lâu đã xếp hết bút nghiên, quăng hết cày bừa nên liên tiếp mấy năm vừa qua có chán vạn thời giờ để cà nhổng chống xâm lăng. Thiệt tình mà nói, ngay cả trong thời kỳ « toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến », tôi cũng vẫn chỉ cà nhổng chống xâm lăng mà thôi. Ở xứ mình: chống! Qua xứ người: vẫn tiếp tục chống! Lập trường chính trị rất vững. Ba chục năm chiến tranh, từ 1945 tới 1975, hết giặc Tây, giặc Mỹ đến chiến tranh Quốc – Cộng, hầm bà lằng sắn cấu (sấu cắn). Chết liệt địa! Còn sống sót được tới ngày hôm nay phải kể như là có chân mạng đế vương. Đã có biết bao nhiêu bạn bè tôi, thân lao lý đến bao giờ, nước non tàn một cuộc cờ trắng tay! May mắn không chết vì bom đạn tù đày, sang xứ người lại lăn ra chết vì ung thư, đái đường, đứng tim hay tai biến mạch máu não. Thảng như còn ngáp ngáp ngoi lên sống sót được thì cũng ba trợn khật khùng vô ra nhà thương điên đều đều như tôi. Vậy mà tôi vẫn hằng tin như (Chúa bị) đóng đinh là mình đã được đời đãi ngộ rất nhiều. Nhứt là khi lâm nguy vẫn có mấy em (Đức Mẹ) đưa tay mềm xuống hằng cứu giúp. Và hơn nữa, lại còn phơi ngực trần ra cho thằng nhỏ lâm nạn nếm thử thương đau. Maria hỡi! Linh hồn con ớn lạnh! Con chỉ còn nước « đành quỳ hai gối chống hai tay » như tiền nhân Trạng Quỳnh mà đón nhận Ánh Sáng Phúc Âm. Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm, Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe… Có dịp, tôi sẽ về chơi Thôn Vỹ để lạy tạ nhà Thi Sĩ Đại Cùi tài hoa này. Tôi xin hứa.
Một tô mì khô không có giá! Một tô hủ tiếu không có hẹ! Một tô tái nạm không có gân! Một tô bún bò không có bún! Vân vân. Vân vân. Và còn cái gì nữa? Sáng sớm nào, Toàn cũng đèo tôi trên xe nổ hai bánh đi sưu tầm hương vị quê hương trong khắp cùng Đà Lạt. Trời không mưa, đi liền. Trời mưa, càng đi gấp. Trời mưa dữ, càng vọt gấp gấp hơn. Người An Nam ta mà, điểm tâm thì phải biết! Xin quý vị một phút im lặng để mặc niệm. Cốc cốc cốc. Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu! « Toàn dân Việt Nam nhớ ơn tô hủ tiếu. Ăn hủ tiếu! Ăn hủ tiếu! Hai tô! » (Nhạc Suy Tôn Ngô Tổng Thống).
Nghĩ thân phù thế mà đau, Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê. Mê? Nhưng đâu cần gì phải làm thân bèo mới biết mê. Như Kiệt tui đây, dù không phải là thân bèo (tuy nguyên thủy cốt ta có thể là bèo) mà vẫn mê mệt như thường. Hơn nữa, còn mê dài dài là đàng khác. Mê từ lục địa này sang lục địa nọ, từ Âu sang Á, từ Á sang Mỹ, từ Mỹ trở lại Âu, từ Âu trở lại Á, mê vẫn hoàn mê. Như ba tôi đã từng chửi: « Mày giả như con khỉ ăn bần. Mày ăn bần hết cù lao này tới cù lao nọ, rốt cuộc cốt khỉ vẫn huờn cốt khỉ! » Giờ đây, tôi đang làm con khỉ Đà Lạt, ai biết? Nhưng than ôi, Đà Lạt không có bần, biết ăn trái gì cho đỡ dạ bây giờ? Có sao đâu. Không có trái bần thì còn… Trái Cấm. Tại sao không? Trái gì cũng đều là trái cả. Đâu có trái nào có thể phải được đâu mà sợ? Tại sao Chúa tạo ra trái mà lại còn cấm? Thà đừng tạo ra trái gì hết có phải đỡ mệt cho Người (và cho người) hơn không? Nếu cấm thì chẳng lẽ để dành cho… ? Kiệt tui lại sắp tuyên chiến với Thượng Đế. Mệt thấy rõ! Thôi thôi ai can du.
Thói thường, hình như theo lời Phật dạy, khi ta nằm mê và biết mình nằm mê thì ta tỉnh cơn mê. Còn tôi? Thỉnh thoảng, nhờ linh tính, tôi biết mình đang mê mà vẫn tiếp tục mê như thường. Tỉnh không nổi! Như vậy có phải là tôi đã cố tình mê chăng? Cố tình mê, cố tình mê lầm để được tiếp tục luân hồi, để được tiếp tục trở lại sống kiếp người (hay thảo mộc, cầm thú) với những hoan vui và khổ lụy của nó? Mà nghĩ cho cùng, ngay cả đất đá, trăng sao gì cũng đều luân hồi hết ráo. Và biết đâu chừng Phật Chúa cũng bị cuốn trôi vào luân hồi của vũ trụ. Nằm ngoài vũ trụ làm sao được?
Tôi tiếp tục mê. Hoặc mộng du. Hay nằm mơ? Như có dạo mấy năm liền, tôi bị đeo đuổi riết bởi Giấc Mơ Vọng Nguyệt. Tối tối, tôi ngó trăng và mơ ước. Đêm đến, tôi thiếp ngủ mơ màng mê mớ thấy một người con gái ngóng trăng dưới vòm trời cao vòi vọi. Và tôi si tình. Si tình chất ngất. Si tình tuyệt vọng. Vì nàng khiến tôi si tình, hay bởi tại tôi muốn mình si tình? Như tôi đã từng thèm được si tình và thèm được chết vì tình, thèm được chết vì nàng khi mùa mưa tới. Năm này qua năm khác. Năm nào cũng vậy. Đà Lạt đang lâm vào mùa mưa. Mà mỗi khi mùa mưa tới là tôi thèm chết. Muốn tiêu tan trong trời đất. Muốn được như giọt nước mưa rớt xuống mặt đất, bị trái đất thu hồi trở lại. Muốn được như gió thổi nước chảy mây trôi. Trôi đi thiệt xa để rồi tan rã hình hài ở một góc trời biền biệt nào đó, không còn để lại một dấu vết gì trong đất trời này nữa hết. Nghe Mưa. Vườn Chanh Miệt Biển. Giấc mơ vọng nguyệt. Ngôi nhà chới với cao màu gạch nung cũ uá trong khu vườn hoang đầy chanh rụng. « Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng, đêm đêm u tối, về đây thắp sao (…) Bâng khâng nghe tiếng tơ dịu dàng, nhìn lá uá theo hoa tàn, khóc than phút giây lìa tan… » Tôi lại nhỏ giọt lệ hồng lã chã như thuở còn năm sáu tuổi. Muốn chết! Trời hỡi! Muốn chết! Sao anh thương Em quá chừng! Trời hỡi trời!
Bên cạnh giấc mơ vọng nguyệt, một dạo tôi nằm mơ thấy mình biết bay. Bay từ đồi nọ sang đồi kia, từ núi nọ tới núi kia, từ cao ốc nọ tới cao ốc kia, từ cổ thụ nọ sang cổ thụ kia. Choáng váng. Ngất ngây. Ngầy ngật. Mấy lần đầu, tôi hôn mê. Những lần sau, trong bóng đêm lơ lửng chập chờn, hình như tôi biết lơ mơ mình đang nằm mê và tôi cố tình bay rất ngoạn mục, bay rất nguy hiểm, không sợ té chết, hình như biết rằng trong mơ, mình không thể nào chết thiệt được. Trở thành bất tử. Tôi gần như điều khiển được vũ điệu bay lượn của mình, điều khiển được giấc mơ của mình. Và liên tiếp cả tháng như vậy. Rất là kỳ lạ. Rất là lý thú. Rất là tuyệt vời! Tôi bay… Tôi bay… Tôi bay…
Vặn trục điều chỉnh sức căng các dây tơ của cây lục huyền cầm. Bấm thử cung đô trưởng, lại điều chỉnh. Dạo thử. Được được. « Với bao tà áo xanh đây mùa thu, Hoa lá tàn hàng cây đứng hững hờ… » Thấy đau đau ở mấy đầu ngón tay. Hơn hai chục năm bỏ đờn rồi, hèn gì! Thỉnh thoảng cũng có đờn, mà là đờn (tỳ) bà, dây nhợ lung tung. Còn đờn sáu dây? Bỏ đứt. Bỏ đành bỏ đoạn. Còn đâu « Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dạo muôn tiếng tơ… » Còn đâu « Ngày nào một giấc mơ. Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ… » Giờ đây, còn lại chăng chỉ là mấy ngón tay gần như trơ khớp, những đầu ngón buốt đau đang lần mò tìm lại những cung bậc cũ, « Chờ nhau hoài cố nhân ơi! Sương buồn che kín nguồn đời, Hẹn nhau một kiếp xa xôi… » Tưởng chừng như mới đêm qua. Mà khi tỉnh ra thì đã mù xa biệt vụt. Những Bê mắt nai sau chùa, những Hoa rờ rẫm cạnh bên mả đá, những Tuyết vật lộn trên bãi cỏ, những Nguyên no căng bưởi ngọt Biên Hoà, những Hường khóc tỉ tê buổi sáng ngoài bãi biển, những em học trò đi guốc mộc xõa tóc thề, những em quán nước lém lỉnh, những em bia ôm lẳng lơ, những em đĩ rất chi là đĩ ngựa. Sớm Đào trưa Lý đêm Hồng Phấn. Tuyết Hạnh sương Quỳnh máu Đỗ Quyên.
Lần này, lần đầu tiên trở về Đà Lạt sau đúng ba mươi năm bỏ quê hương lại sau lưng, phó thác đất mẹ cho dòng thăng trầm bất cưỡng của vận nước. Ở chơi độ mười hôm, lại ra đi. Lên đường tiếp tục cuộc du ngoạn. Con đường ngao du sơn thủy còn dài. Nha Trang, Cam Ranh, Quy Nhơn, Quảng Đà, Mỹ Sơn, Hội An, Huế. Sau đó bay sang Trung Quốc thăm Vạn Lý Trường Thành và các danh lam thắng cảnh của người anh em xã hội vĩ đại khoảng mười ngày. Rồi lộn trở về Miền Tây, Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long. Kết thúc, trở lại Sài Gòn lấy máy bay trực chỉ Paris, xin nhận nơi đây làm quê hương. Như Kinh Kha đi đò nhỏ qua sông Dịch, tráng sĩ một đi không trở về, ngồi trên xe rời Đà Lạt vụt sa nước mắt. Bỏ Đà Lạt luôn thiệt sao? Chở theo trong người cơn si tình chất ngất, mạch nhạy cảm bỗng bật tràn lai láng như độ nào.
Ra tới Nha Trang, xuôi đò nhỏ rong chơi các hòn, ghé lại Hòn Tằm tắm biển. Đứng uống bia nhìn thiên hạ lội tắm bì bõm trong biển mặn giữa trưa nắng rạng rỡ, đột nhiên lòng chạnh nhớ biết bao thứ, biết bao điều, biết bao chuyện, biết bao người mà mình đã mất mát trên quê hương bom đạn lửa sắt tan tành này, chợt bật khóc ngậm ngùi. Khóc ồ ạt, khóc mướt, khóc nhiều tới mức không tưởng nổi. Khóc rất lâu. Ngưng khóc, rồi khóc lại. Sao khi không vụt nhớ lại hết những gì mà mình tưởng đã vùi chôn mất tích, mình đã quên đi từ đời kiếp nào sau ba mươi năm ba chìm bảy nổi, lận đận khùng điên nơi xứ người. Để rồi bất thần tất cả vụt hiện lại và bật khóc như mưa tại bờ biển quê hương mình giữa trưa hè nắng gắt. Nào phải tiếc nuối. Nào phải bi lụy. Chỉ thấy thương. Thương tới mức nghẹn ngào, cổ họng thắt gút, nghẹt thở. Sao trong lòng mình lại có quá nhiều mối thương tâm, trời hỡi!
Lúc tới ngưỡng cửa đất Thần Kinh, ngồi ở quán ăn bên đường, thình lình tôi đã bị / được một người đàn bà Huế bán rong sờ ngực, sờ vú, xoa xoa (!) để chào hàng. Mấy cô phục vụ trong quán che miệng cười rúc rích. Tôi cũng chỉ biết cười trừ. Lúc vào thành phố, không thấy Huế cổ kính một chút nào hết. Nhà cửa mới toanh, khách sạn mọc lên như nấm. Hỏi ra mới biết giá nhà giá đất ở Huế cứ tăng lên vọt vọt. Dân nào không có nhiều giấy Cụ Hồ đều phải dạt ra xa hết. « Hãy xê ra cho người ta cứu nước! » Buổi chiều ngồi ăn ở quán Hương Giang có sàn đá bắt chồm ra trên sông. Sông Hương! A, sông Hương đây rồi! « Ngày mai lênh đênh trên sông Hương. Theo gió mơ hồ hồn về đâu… » Hương! Cô láng giềng chiều chiều cầm chiếc gàu mo có cán dài vun nước tưới mấy gốc trầu leo bên hông nhà. Tôi ra ngồi ở bực cửa sổ lớn trên cao dạo đờn buông xuống mấy lời ca hoa nguyệt. Cuối cùng, có lẽ cứ nghe tên mình bị réo gọi hoài mỗi buổi chiều nên chịu đời không thấu, Hương giận lẫy bỏ đi lấy chồng. Đờn đứt ngang xương! Quân tại Tương giang đầu, Thiếp tại Tương giang vỹ. Cùng uống nước sông Hương mà không nhìn thấy mặt nhau. Buồn năm phút! Ước ao hoài thì giờ đây sông Hương nó sờ sờ trước mắt đó. Ngày xưa cứ nằng nặc đòi lênh đênh trên sông Hương, bây giờ thì tha hồ mà lênh đênh… mút mùa. Nhớ coi lại coi có đủ giấy Cụ Hồ để trả tiền đò không đó cha nội?
Ngó qua bên kia sông, thôn Vỹ Dạ lưa thưa cây lá, nhà cửa thấp thoáng. Chợt nhớ lời hứa khi trước với Đại Cùi Thi Sĩ. « Sao anh không về chơi thôn Vỹ? » Ờ phải đó : « Sao anh không về chơi thôn Vỹ? Nhìn giá nhà lên giá đất lên! Vườn ai mướt quá, bao nhiêu mét?... » Giờ này dưới mộ sâu, chắc Hàn Mặc Tử cũng phải cúi đầu buồn năm phút. Mà thôi, chuyện « Trung Kỳ Du Ký » còn dài, xin hẹn dịp khác sẽ kể tiếp.
Tô Châu lớp lớp phù kiều, Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam. « Anh đã từng dạo chơi mười tám nước chư hầu, Chưa nghe ai than thở thảm sầu hơn em! » Dạo chơi một vòng đại quốc của các Ông Trời Con. Bắc Kinh, Vạn Lý Trường Thành, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Quảng Châu, Thẩm Quyến… Nhân thể viếng mộ chí sĩ Quốc dân đảng Phạm Hồng Thái và đền thờ Tôn Dật Tiên. Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên. Hồi xưa cứ đinh ninh « giang phong » là gió sông. Tới Tô Châu đi thăm Hàn Sơn Tự, ngó thấy tận mắt hai cây cầu đá nhỏ bắt qua con kinh nhỏ mới được cô hướng dẫn giải thích « Giang Phong » là tên hai cây cầu, cầu Giang và cầu Phong – do đó mà có tựa đề bài thơ tứ tuyệt bất hủ của Trương Kế: « Phong Kiều Dạ Bạc ». Phong Kiều, cầu Phong. Vỡ lẽ, từ khi xưa mình đã bé cái nhầm cho tới bi giờ! Tôi có chọn một bức tranh lụa vẽ cầu Phong đêm trăng mờ đem về chưng trong nhà mình ở Bagnolet.
Đêm dừng chân tại Tô Châu trằn trọc hoài không ngủ được. Nhớ, không biết nhớ gì. Chỉ thấy nhớ nhớ, man mác, bâng khuâng, bận bịu. Tựa cửa sổ lầu cao đứng ngó mong lên nền trời thẫm đen phẳng lặng. Chợt một âm trầm ngân nga dợn sóng trong không gian u tịch vẳng tới mênh mang… Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự, dạ bán chung thanh đáo khách thuyền… Không có quạ kêu, không có sương mù, không có lửa thuyền ngư phủ. Chỉ có một vầng trăng đã hết tuổi tròn đang chiếu sáng lung linh mờ ảo. Tự nhiên linh tính có một cô gái ở lứa tuổi dậy thì nào đó cũng đang đứng ngắm trăng ở Đà Lạt và thương nhớ bâng quơ như mình. Chợt nghĩ, ờ sao mình không bỏ bớt chuyến đi thăm miền Tây và dời chuyến về Paris để quay trở lại Đà Lạt chơi lần nữa? Dời thuyền ghé lại thăm tình, Chong đèn thêm rượu còn dành tiệc vui…
Chiều nay trời Đà Lạt chịu khó nắng lên được chút xíu lúc cuối ngày. Trời xanh trên cao hớn hở thả diều. Cụm từng cụm mây trắng đứt dây băng về phía bên kia đồi mất tích. Hoàng hôn chuếnh choáng rượu đỏ lạng quạng té nhào xuống thung lũng. Xung quanh mờ mịt im ắng. Chỉ còn lại tôi ngồi một mình mò mẫm tìm lại mấy cung nhạc cũ. « Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương… »
Còn lại tôi một mình ngồi lặng lẽ trong bóng hoàng hôn thẫm tím đang sụp cánh dơi đen trùm xuống khắp muôn loài. Còn lại tôi một mình ngồi đờn ngó xuống thung lũng mênh mang đang lặng chìm dưới chưn đồi thiêm thiếp.
Mặt trăng từ từ bay lên, càng lúc càng lên cao, nhẹ nhàng, nhẹ hổng, như trái bong bóng no hơi, lên cao, cao nữa, cao ngất. Và tôi, tôi ngửng mặt lên trời ngó trăng, từ từ đáp xuống rất nhẹ, như bọt nước la đà, không liệng chao, đáp xuống không một tiếng động trên chiếc ghế kê nghiêng ngoài sân vắng. Trên tay tôi, cây lục huyền cầm vẫn còn ngoan ngoãn nằm đó, im lìm. Ngửng đầu vọng nguyệt. Thung lũng lù mù vòm sáng vòm tối. Từ phía thẳm sâu chợt vọng lên tiếng run khua dịu dàng… re re re re… điệu ru thuở nào đó, xa lắm, xa rất xa… lục lạo ký ức… moi tìm trí nhớ… năm tuổi… không… sáu hoặc bảy tuổi gì đó… re re re re… phải rồi… con dế mun… chỉ có mỗi một mình nó đang cất tiếng dưới thung lũng phẳng lặng… re re re re… trời ơi con dế ấu thời…! Con dế tôi đã chôn cất bên bờ giếng nước ngọt ở Xóm Mới miệt Hậu Giang nước mặn… re re re re… tôi chết điếng. Ngước mặt ngó trời, ngó trăng, ngó sao. Một chấm sáng lung linh tưởng chừng như sắp rụng xuống chân trời xa tắp. Thời thơ ấu. Con dế mun. Trên hai cánh đen tuyền bật điểm hai vũng trăng vàng chênh khuyết… re re re re… re re re re…
Trên đà đang bay lên cao, mặt trăng đột nhiên khựng lại, xoay vòng, rạng rỡ, chóa lòa. Nguyệt Bạch! Trăng đổi quỹ đạo, từ từ đáp xuống ngọn thông trơ vơ đứng một mình trên ngọn đồi đen tròn giữa đêm trường tịch mịch. Xuống gần. Tới gần. Gần hơn nữa. Trăng đột nhiên rùng mình. Từ vũng sáng vằng vặc bỗng bật hiện một khuôn mặt tròn non nớt hiền hậu, đôi mắt lóng lánh mở lớn ngờ nghệch, đôi môi phớt hồng không dầy không mỏng chúm cười tủm tỉm. « Em! » Tôi gọi nhỏ trên môi bất động. « Có phải là Em đó không? » Tiếng dế chợt nín bặt. Trong thanh âm của im lặng chỉ còn nghe lao xao ánh trăng rượi mát thì thào. Em tủm tỉm thủng thẳng bước tới gần, tủm tỉm. Tới gần hơn… Rồi thoắt dừng lại ngay trước mặt tôi đang ngồi trơ trơ giữa đất trời. Tất cả xung quanh chợt chùn lại như trong một đoạn phim quay chậm, có cảm tưởng hơi thở mong manh đang từ từ giã biệt đời mình. Em từ từ đưa bàn tay ngón nhỏ tủm tỉm vén áo lên phô bày khuôn ngực dậy thì trắng muốt, lấp lánh dạ quang. Em cúi xuống… cúi xuống thật gần… Em nghiêng người xuống thấp áp đôi gò tuyết ấm lên khuôn mặt ngộp thở chết trân của tôi. Đôi vú nồng ấm thơm tho mùi nguyệt bạch. Em rướn người tới trước… Tôi té bật ra sau, đầu dập xuống nền gạch tê điếng. Chiếc lục huyền cầm văng lên cao chấp chới bay xuống thung lũng…
Nguyệt bạch! Nguyệt bạch!
hồn nhiên hạnh phúc lênh đênh cũng gần
Gió vù vù. Thông vụt vụt. Những hàng cây xanh um tùm tất tả chạy ngược về phía mặt mũi mình. Khi chiếc xe đò bắt đầu đổ dốc rời Đà Lạt thì bất thần những giọt nước mắt nóng hổi cũng bật ra lăn tròn xuống má. Vô cùng bất ngờ. Cũng không dè mình khóc dễ dàng như vậy. Quay mặt ra phía kiếng xe để không ai thấy mình đang rơi nước mắt như đứa con nít, dù đang ở trong độ tuổi để mặc sương sa bạc mái đầu. Bỏ Đà Lạt thiệt rồi sao? Lần này là lần cuối? Lần cuối thiệt sự? Nhưng đâu có gì đến đỗi phải rơi nước mắt. Trong đời mình đã từng có những cuộc chia tay thảm thiết hơn nhiều. Paris, cùm lông mang đi, trái tim bỏ lại. Hai bờ lục địa, bờ Âu bờ Mỹ, Đại Tây Dương dựng sóng chắn ngang ở giữa. Người Em Xóm Học, nụ hôn quấn quít đầu lưỡi kiểu Pháp. Trở về Québec, một mình làm cái xác ướp dãy chết trong băng tuyết. Yêu chất ngất. Ruột gan chi xiết tơi bời. Ta xé lòng nhau làm mấy mảnh, Anh một phương và em một phương…
Nhưng lần này nào có yêu ai đâu. Tuổi đời nặng trĩu trên nếp nhăn ở cuối mày. Trái tim thì cằn cỗi, ù lì. Mấy chục năm rồi thiếu tập dợt, quên mất cái thói quen giỡn mặt ái tình, lửa củi gì cũng đều đã tắt ngúm trong lòng. Tuy nhiên, khi chảy nước mắt, thoắt nhận ra đó là một triệu chứng bất thường. Kinh nghiệm về cái lãng mạn nửa mùa của mình cho biết như vậy – như khi ngáp vặt là biết mình đang buồn ngủ. Khi chảy nước mắt bâng quơ là biết mình đang si tình. Si tình ai, điều đó không quan trọng gì cho lắm. Quan trọng là biết mình đang si tình. Si tình một cô gái đã tình cờ gặp gỡ đâu đó không chừng. Cũng có thể là si tình Đà Lạt. Hoặc si tình cuộc đời khơi khơi vậy thôi. Cảm giác ngầy ngật như say rượu. Choáng váng mà dễ chịu. Nhồi sóng mà thú vị. Thú vị vì biết toàn thể con người mình đã nhạy cảm trở lại. Không còn là cái xác ướp dật dờ trôi cuốn theo băng tảng thời gian nữa. Nhạy cảm để mà hoan mê. Và hoan mê để mà khổ đau tiếp liền theo đó như một hệ lụy bất khả phân ly. Đau như thú dữ cháy rừng, Ta đập tan hình hài và thức giấc…
Sau ba chục năm tròn bỏ xứ ra đi, lần này từ Paris trở về ngay giữa tháng Sáu, tôi đem tới cho Đà Lạt một tai họa: Mùa Mưa! Mưa gì mà mưa không dứt hột! Sáng mưa trưa mưa chiều mưa tối mưa khuya mưa. Mưa thúi đất. Lần đầu tiên lên thăm thành phố cao nguyên này lúc vừa mới đậu xong Tú Tài hai, thời kết tình với Tuyết quán nước. Cái cảm giác ám ảnh tôi thời đó là trời Đà Lạt nhiều mây xám tới mức khiến tôi ngất ngư lâm bịnh. Mình mẩy tỏa nhiệt hừng hực. Buổi sáng có sương mù gây gây lạnh. Trai gái chưng diện đẹp đẽ, áo dài, veston, khăn quàng quấn cổ co ro. Mấy cô nho nhỏ má đỏ hồng hồng – nốt ruồi ngay mặt nhiều chồng không sai! Nhà cửa thưa thớt. Tiếp tiếp dốc lên dốc xuống lung tung. Đồi cỏ, đồi cỏ, đồi cỏ. Thoáng mát, bao la. Nhựt đèo tôi trên xe Lambretta, Lộc anh tôi phóng Vespa kèm theo sát bên, cười cười nói nói, tay đưa lên cao khoa múa huyên thiên.
Thời đó, Lộc theo học đại học sư phạm năm đầu tiên mở ra tại Đà Lạt, ban Triết. Nhựt thi hỏng tú Hai ở Sài Gòn vì mê nhảy hơn mê học nên bị má mình đày lên Đà Lạt, những mong nơi đèo cao heo hút, chàng mê nhót sẽ bị bó giò, đành phải hồi chánh mà trở lại với đèn sách. Dè đâu Đà Lạt cũng có tiệm nhảy, cũng có ca ve. Tối tối Nhựt la cà ở vũ trường, tay cầm maracasse lúc lắc tỉ tê với ban nhạc tới khuya, mon histoire c’est l’histoire d’un amour… Nhựt cặp bồ với Hương, một em ca ve rất rành sáu câu tango, dọn về ở chung. Chàng và nàng bèn mở lớp cấp tốc tại gia để dạy cho tôi múa lèo vì tôi sắp lên đường sang Canada du học. Em bé quê học quá giỏi nên được cấp học bổng Colombo, xin ngả nón chào và xá em một cái! Mang chuông đi đấm xứ người mà không biết giựt be bop, lạng tango, ẹo cha cha, quay valse, sụm boléro là kể như ăn mày nơi đất khách và may tay dài dài chịu trận. Ối thôi là phăng-ta-xi đủ kiểu hết: quay ngược, quay xuôi, giựt qua, giựt lại, dùng dằng, dục dặc, à terre, bật ngửa rờ đất, đá gió lên trời, lâu lâu lại hét lên một tiếng như sư tử hống! Ậy! Vậy chớ một khi đã qua tới Québec rồi là mấy em bé Còi québecoise hậu phương cứ trầm trồ ngó hai cái cẳng dẻo nhẹo như cứt mũi của Kiệt tui mà chết mê chết mệt. Chỉ nằng nặc đòi theo thụ giáo và xin làm em nuôi đại ca. Em nuôi gì mà lắc boléro cái đít cứ õng ẹo õng ẹo thấy phát ghét! Chân quê dẻo nhẹo dông dài, Mua vui cũng đặng một vài trống canh.
Nhưng lần này, năm hai ngàn lẻ mấy, tôi chỉ về Đà Lạt có mình ên. Lộc đã mổ tim và hiện cắm dùi ở Canada, Montréal. Nhựt thì đã cắt bỏ bớt một lá phổi, hiện đứng bán thuốc Tây lẻ ở Mỹ, Sacramento. Cùng đôi lứa bên trời lận đận. Tôi từ lâu đã xếp hết bút nghiên, quăng hết cày bừa nên liên tiếp mấy năm vừa qua có chán vạn thời giờ để cà nhổng chống xâm lăng. Thiệt tình mà nói, ngay cả trong thời kỳ « toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến », tôi cũng vẫn chỉ cà nhổng chống xâm lăng mà thôi. Ở xứ mình: chống! Qua xứ người: vẫn tiếp tục chống! Lập trường chính trị rất vững. Ba chục năm chiến tranh, từ 1945 tới 1975, hết giặc Tây, giặc Mỹ đến chiến tranh Quốc – Cộng, hầm bà lằng sắn cấu (sấu cắn). Chết liệt địa! Còn sống sót được tới ngày hôm nay phải kể như là có chân mạng đế vương. Đã có biết bao nhiêu bạn bè tôi, thân lao lý đến bao giờ, nước non tàn một cuộc cờ trắng tay! May mắn không chết vì bom đạn tù đày, sang xứ người lại lăn ra chết vì ung thư, đái đường, đứng tim hay tai biến mạch máu não. Thảng như còn ngáp ngáp ngoi lên sống sót được thì cũng ba trợn khật khùng vô ra nhà thương điên đều đều như tôi. Vậy mà tôi vẫn hằng tin như (Chúa bị) đóng đinh là mình đã được đời đãi ngộ rất nhiều. Nhứt là khi lâm nguy vẫn có mấy em (Đức Mẹ) đưa tay mềm xuống hằng cứu giúp. Và hơn nữa, lại còn phơi ngực trần ra cho thằng nhỏ lâm nạn nếm thử thương đau. Maria hỡi! Linh hồn con ớn lạnh! Con chỉ còn nước « đành quỳ hai gối chống hai tay » như tiền nhân Trạng Quỳnh mà đón nhận Ánh Sáng Phúc Âm. Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm, Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe… Có dịp, tôi sẽ về chơi Thôn Vỹ để lạy tạ nhà Thi Sĩ Đại Cùi tài hoa này. Tôi xin hứa.
Một tô mì khô không có giá! Một tô hủ tiếu không có hẹ! Một tô tái nạm không có gân! Một tô bún bò không có bún! Vân vân. Vân vân. Và còn cái gì nữa? Sáng sớm nào, Toàn cũng đèo tôi trên xe nổ hai bánh đi sưu tầm hương vị quê hương trong khắp cùng Đà Lạt. Trời không mưa, đi liền. Trời mưa, càng đi gấp. Trời mưa dữ, càng vọt gấp gấp hơn. Người An Nam ta mà, điểm tâm thì phải biết! Xin quý vị một phút im lặng để mặc niệm. Cốc cốc cốc. Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu! « Toàn dân Việt Nam nhớ ơn tô hủ tiếu. Ăn hủ tiếu! Ăn hủ tiếu! Hai tô! » (Nhạc Suy Tôn Ngô Tổng Thống).
Nghĩ thân phù thế mà đau, Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê. Mê? Nhưng đâu cần gì phải làm thân bèo mới biết mê. Như Kiệt tui đây, dù không phải là thân bèo (tuy nguyên thủy cốt ta có thể là bèo) mà vẫn mê mệt như thường. Hơn nữa, còn mê dài dài là đàng khác. Mê từ lục địa này sang lục địa nọ, từ Âu sang Á, từ Á sang Mỹ, từ Mỹ trở lại Âu, từ Âu trở lại Á, mê vẫn hoàn mê. Như ba tôi đã từng chửi: « Mày giả như con khỉ ăn bần. Mày ăn bần hết cù lao này tới cù lao nọ, rốt cuộc cốt khỉ vẫn huờn cốt khỉ! » Giờ đây, tôi đang làm con khỉ Đà Lạt, ai biết? Nhưng than ôi, Đà Lạt không có bần, biết ăn trái gì cho đỡ dạ bây giờ? Có sao đâu. Không có trái bần thì còn… Trái Cấm. Tại sao không? Trái gì cũng đều là trái cả. Đâu có trái nào có thể phải được đâu mà sợ? Tại sao Chúa tạo ra trái mà lại còn cấm? Thà đừng tạo ra trái gì hết có phải đỡ mệt cho Người (và cho người) hơn không? Nếu cấm thì chẳng lẽ để dành cho… ? Kiệt tui lại sắp tuyên chiến với Thượng Đế. Mệt thấy rõ! Thôi thôi ai can du.
Thói thường, hình như theo lời Phật dạy, khi ta nằm mê và biết mình nằm mê thì ta tỉnh cơn mê. Còn tôi? Thỉnh thoảng, nhờ linh tính, tôi biết mình đang mê mà vẫn tiếp tục mê như thường. Tỉnh không nổi! Như vậy có phải là tôi đã cố tình mê chăng? Cố tình mê, cố tình mê lầm để được tiếp tục luân hồi, để được tiếp tục trở lại sống kiếp người (hay thảo mộc, cầm thú) với những hoan vui và khổ lụy của nó? Mà nghĩ cho cùng, ngay cả đất đá, trăng sao gì cũng đều luân hồi hết ráo. Và biết đâu chừng Phật Chúa cũng bị cuốn trôi vào luân hồi của vũ trụ. Nằm ngoài vũ trụ làm sao được?
Tôi tiếp tục mê. Hoặc mộng du. Hay nằm mơ? Như có dạo mấy năm liền, tôi bị đeo đuổi riết bởi Giấc Mơ Vọng Nguyệt. Tối tối, tôi ngó trăng và mơ ước. Đêm đến, tôi thiếp ngủ mơ màng mê mớ thấy một người con gái ngóng trăng dưới vòm trời cao vòi vọi. Và tôi si tình. Si tình chất ngất. Si tình tuyệt vọng. Vì nàng khiến tôi si tình, hay bởi tại tôi muốn mình si tình? Như tôi đã từng thèm được si tình và thèm được chết vì tình, thèm được chết vì nàng khi mùa mưa tới. Năm này qua năm khác. Năm nào cũng vậy. Đà Lạt đang lâm vào mùa mưa. Mà mỗi khi mùa mưa tới là tôi thèm chết. Muốn tiêu tan trong trời đất. Muốn được như giọt nước mưa rớt xuống mặt đất, bị trái đất thu hồi trở lại. Muốn được như gió thổi nước chảy mây trôi. Trôi đi thiệt xa để rồi tan rã hình hài ở một góc trời biền biệt nào đó, không còn để lại một dấu vết gì trong đất trời này nữa hết. Nghe Mưa. Vườn Chanh Miệt Biển. Giấc mơ vọng nguyệt. Ngôi nhà chới với cao màu gạch nung cũ uá trong khu vườn hoang đầy chanh rụng. « Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng, đêm đêm u tối, về đây thắp sao (…) Bâng khâng nghe tiếng tơ dịu dàng, nhìn lá uá theo hoa tàn, khóc than phút giây lìa tan… » Tôi lại nhỏ giọt lệ hồng lã chã như thuở còn năm sáu tuổi. Muốn chết! Trời hỡi! Muốn chết! Sao anh thương Em quá chừng! Trời hỡi trời!
Bên cạnh giấc mơ vọng nguyệt, một dạo tôi nằm mơ thấy mình biết bay. Bay từ đồi nọ sang đồi kia, từ núi nọ tới núi kia, từ cao ốc nọ tới cao ốc kia, từ cổ thụ nọ sang cổ thụ kia. Choáng váng. Ngất ngây. Ngầy ngật. Mấy lần đầu, tôi hôn mê. Những lần sau, trong bóng đêm lơ lửng chập chờn, hình như tôi biết lơ mơ mình đang nằm mê và tôi cố tình bay rất ngoạn mục, bay rất nguy hiểm, không sợ té chết, hình như biết rằng trong mơ, mình không thể nào chết thiệt được. Trở thành bất tử. Tôi gần như điều khiển được vũ điệu bay lượn của mình, điều khiển được giấc mơ của mình. Và liên tiếp cả tháng như vậy. Rất là kỳ lạ. Rất là lý thú. Rất là tuyệt vời! Tôi bay… Tôi bay… Tôi bay…
Vặn trục điều chỉnh sức căng các dây tơ của cây lục huyền cầm. Bấm thử cung đô trưởng, lại điều chỉnh. Dạo thử. Được được. « Với bao tà áo xanh đây mùa thu, Hoa lá tàn hàng cây đứng hững hờ… » Thấy đau đau ở mấy đầu ngón tay. Hơn hai chục năm bỏ đờn rồi, hèn gì! Thỉnh thoảng cũng có đờn, mà là đờn (tỳ) bà, dây nhợ lung tung. Còn đờn sáu dây? Bỏ đứt. Bỏ đành bỏ đoạn. Còn đâu « Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dạo muôn tiếng tơ… » Còn đâu « Ngày nào một giấc mơ. Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ… » Giờ đây, còn lại chăng chỉ là mấy ngón tay gần như trơ khớp, những đầu ngón buốt đau đang lần mò tìm lại những cung bậc cũ, « Chờ nhau hoài cố nhân ơi! Sương buồn che kín nguồn đời, Hẹn nhau một kiếp xa xôi… » Tưởng chừng như mới đêm qua. Mà khi tỉnh ra thì đã mù xa biệt vụt. Những Bê mắt nai sau chùa, những Hoa rờ rẫm cạnh bên mả đá, những Tuyết vật lộn trên bãi cỏ, những Nguyên no căng bưởi ngọt Biên Hoà, những Hường khóc tỉ tê buổi sáng ngoài bãi biển, những em học trò đi guốc mộc xõa tóc thề, những em quán nước lém lỉnh, những em bia ôm lẳng lơ, những em đĩ rất chi là đĩ ngựa. Sớm Đào trưa Lý đêm Hồng Phấn. Tuyết Hạnh sương Quỳnh máu Đỗ Quyên.
Lần này, lần đầu tiên trở về Đà Lạt sau đúng ba mươi năm bỏ quê hương lại sau lưng, phó thác đất mẹ cho dòng thăng trầm bất cưỡng của vận nước. Ở chơi độ mười hôm, lại ra đi. Lên đường tiếp tục cuộc du ngoạn. Con đường ngao du sơn thủy còn dài. Nha Trang, Cam Ranh, Quy Nhơn, Quảng Đà, Mỹ Sơn, Hội An, Huế. Sau đó bay sang Trung Quốc thăm Vạn Lý Trường Thành và các danh lam thắng cảnh của người anh em xã hội vĩ đại khoảng mười ngày. Rồi lộn trở về Miền Tây, Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long. Kết thúc, trở lại Sài Gòn lấy máy bay trực chỉ Paris, xin nhận nơi đây làm quê hương. Như Kinh Kha đi đò nhỏ qua sông Dịch, tráng sĩ một đi không trở về, ngồi trên xe rời Đà Lạt vụt sa nước mắt. Bỏ Đà Lạt luôn thiệt sao? Chở theo trong người cơn si tình chất ngất, mạch nhạy cảm bỗng bật tràn lai láng như độ nào.
Ra tới Nha Trang, xuôi đò nhỏ rong chơi các hòn, ghé lại Hòn Tằm tắm biển. Đứng uống bia nhìn thiên hạ lội tắm bì bõm trong biển mặn giữa trưa nắng rạng rỡ, đột nhiên lòng chạnh nhớ biết bao thứ, biết bao điều, biết bao chuyện, biết bao người mà mình đã mất mát trên quê hương bom đạn lửa sắt tan tành này, chợt bật khóc ngậm ngùi. Khóc ồ ạt, khóc mướt, khóc nhiều tới mức không tưởng nổi. Khóc rất lâu. Ngưng khóc, rồi khóc lại. Sao khi không vụt nhớ lại hết những gì mà mình tưởng đã vùi chôn mất tích, mình đã quên đi từ đời kiếp nào sau ba mươi năm ba chìm bảy nổi, lận đận khùng điên nơi xứ người. Để rồi bất thần tất cả vụt hiện lại và bật khóc như mưa tại bờ biển quê hương mình giữa trưa hè nắng gắt. Nào phải tiếc nuối. Nào phải bi lụy. Chỉ thấy thương. Thương tới mức nghẹn ngào, cổ họng thắt gút, nghẹt thở. Sao trong lòng mình lại có quá nhiều mối thương tâm, trời hỡi!
Lúc tới ngưỡng cửa đất Thần Kinh, ngồi ở quán ăn bên đường, thình lình tôi đã bị / được một người đàn bà Huế bán rong sờ ngực, sờ vú, xoa xoa (!) để chào hàng. Mấy cô phục vụ trong quán che miệng cười rúc rích. Tôi cũng chỉ biết cười trừ. Lúc vào thành phố, không thấy Huế cổ kính một chút nào hết. Nhà cửa mới toanh, khách sạn mọc lên như nấm. Hỏi ra mới biết giá nhà giá đất ở Huế cứ tăng lên vọt vọt. Dân nào không có nhiều giấy Cụ Hồ đều phải dạt ra xa hết. « Hãy xê ra cho người ta cứu nước! » Buổi chiều ngồi ăn ở quán Hương Giang có sàn đá bắt chồm ra trên sông. Sông Hương! A, sông Hương đây rồi! « Ngày mai lênh đênh trên sông Hương. Theo gió mơ hồ hồn về đâu… » Hương! Cô láng giềng chiều chiều cầm chiếc gàu mo có cán dài vun nước tưới mấy gốc trầu leo bên hông nhà. Tôi ra ngồi ở bực cửa sổ lớn trên cao dạo đờn buông xuống mấy lời ca hoa nguyệt. Cuối cùng, có lẽ cứ nghe tên mình bị réo gọi hoài mỗi buổi chiều nên chịu đời không thấu, Hương giận lẫy bỏ đi lấy chồng. Đờn đứt ngang xương! Quân tại Tương giang đầu, Thiếp tại Tương giang vỹ. Cùng uống nước sông Hương mà không nhìn thấy mặt nhau. Buồn năm phút! Ước ao hoài thì giờ đây sông Hương nó sờ sờ trước mắt đó. Ngày xưa cứ nằng nặc đòi lênh đênh trên sông Hương, bây giờ thì tha hồ mà lênh đênh… mút mùa. Nhớ coi lại coi có đủ giấy Cụ Hồ để trả tiền đò không đó cha nội?
Ngó qua bên kia sông, thôn Vỹ Dạ lưa thưa cây lá, nhà cửa thấp thoáng. Chợt nhớ lời hứa khi trước với Đại Cùi Thi Sĩ. « Sao anh không về chơi thôn Vỹ? » Ờ phải đó : « Sao anh không về chơi thôn Vỹ? Nhìn giá nhà lên giá đất lên! Vườn ai mướt quá, bao nhiêu mét?... » Giờ này dưới mộ sâu, chắc Hàn Mặc Tử cũng phải cúi đầu buồn năm phút. Mà thôi, chuyện « Trung Kỳ Du Ký » còn dài, xin hẹn dịp khác sẽ kể tiếp.
Tô Châu lớp lớp phù kiều, Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam. « Anh đã từng dạo chơi mười tám nước chư hầu, Chưa nghe ai than thở thảm sầu hơn em! » Dạo chơi một vòng đại quốc của các Ông Trời Con. Bắc Kinh, Vạn Lý Trường Thành, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Quảng Châu, Thẩm Quyến… Nhân thể viếng mộ chí sĩ Quốc dân đảng Phạm Hồng Thái và đền thờ Tôn Dật Tiên. Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên. Hồi xưa cứ đinh ninh « giang phong » là gió sông. Tới Tô Châu đi thăm Hàn Sơn Tự, ngó thấy tận mắt hai cây cầu đá nhỏ bắt qua con kinh nhỏ mới được cô hướng dẫn giải thích « Giang Phong » là tên hai cây cầu, cầu Giang và cầu Phong – do đó mà có tựa đề bài thơ tứ tuyệt bất hủ của Trương Kế: « Phong Kiều Dạ Bạc ». Phong Kiều, cầu Phong. Vỡ lẽ, từ khi xưa mình đã bé cái nhầm cho tới bi giờ! Tôi có chọn một bức tranh lụa vẽ cầu Phong đêm trăng mờ đem về chưng trong nhà mình ở Bagnolet.
Đêm dừng chân tại Tô Châu trằn trọc hoài không ngủ được. Nhớ, không biết nhớ gì. Chỉ thấy nhớ nhớ, man mác, bâng khuâng, bận bịu. Tựa cửa sổ lầu cao đứng ngó mong lên nền trời thẫm đen phẳng lặng. Chợt một âm trầm ngân nga dợn sóng trong không gian u tịch vẳng tới mênh mang… Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự, dạ bán chung thanh đáo khách thuyền… Không có quạ kêu, không có sương mù, không có lửa thuyền ngư phủ. Chỉ có một vầng trăng đã hết tuổi tròn đang chiếu sáng lung linh mờ ảo. Tự nhiên linh tính có một cô gái ở lứa tuổi dậy thì nào đó cũng đang đứng ngắm trăng ở Đà Lạt và thương nhớ bâng quơ như mình. Chợt nghĩ, ờ sao mình không bỏ bớt chuyến đi thăm miền Tây và dời chuyến về Paris để quay trở lại Đà Lạt chơi lần nữa? Dời thuyền ghé lại thăm tình, Chong đèn thêm rượu còn dành tiệc vui…
Chiều nay trời Đà Lạt chịu khó nắng lên được chút xíu lúc cuối ngày. Trời xanh trên cao hớn hở thả diều. Cụm từng cụm mây trắng đứt dây băng về phía bên kia đồi mất tích. Hoàng hôn chuếnh choáng rượu đỏ lạng quạng té nhào xuống thung lũng. Xung quanh mờ mịt im ắng. Chỉ còn lại tôi ngồi một mình mò mẫm tìm lại mấy cung nhạc cũ. « Nhớ tới mùa thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương… »
Còn lại tôi một mình ngồi lặng lẽ trong bóng hoàng hôn thẫm tím đang sụp cánh dơi đen trùm xuống khắp muôn loài. Còn lại tôi một mình ngồi đờn ngó xuống thung lũng mênh mang đang lặng chìm dưới chưn đồi thiêm thiếp.
Mặt trăng từ từ bay lên, càng lúc càng lên cao, nhẹ nhàng, nhẹ hổng, như trái bong bóng no hơi, lên cao, cao nữa, cao ngất. Và tôi, tôi ngửng mặt lên trời ngó trăng, từ từ đáp xuống rất nhẹ, như bọt nước la đà, không liệng chao, đáp xuống không một tiếng động trên chiếc ghế kê nghiêng ngoài sân vắng. Trên tay tôi, cây lục huyền cầm vẫn còn ngoan ngoãn nằm đó, im lìm. Ngửng đầu vọng nguyệt. Thung lũng lù mù vòm sáng vòm tối. Từ phía thẳm sâu chợt vọng lên tiếng run khua dịu dàng… re re re re… điệu ru thuở nào đó, xa lắm, xa rất xa… lục lạo ký ức… moi tìm trí nhớ… năm tuổi… không… sáu hoặc bảy tuổi gì đó… re re re re… phải rồi… con dế mun… chỉ có mỗi một mình nó đang cất tiếng dưới thung lũng phẳng lặng… re re re re… trời ơi con dế ấu thời…! Con dế tôi đã chôn cất bên bờ giếng nước ngọt ở Xóm Mới miệt Hậu Giang nước mặn… re re re re… tôi chết điếng. Ngước mặt ngó trời, ngó trăng, ngó sao. Một chấm sáng lung linh tưởng chừng như sắp rụng xuống chân trời xa tắp. Thời thơ ấu. Con dế mun. Trên hai cánh đen tuyền bật điểm hai vũng trăng vàng chênh khuyết… re re re re… re re re re…
Trên đà đang bay lên cao, mặt trăng đột nhiên khựng lại, xoay vòng, rạng rỡ, chóa lòa. Nguyệt Bạch! Trăng đổi quỹ đạo, từ từ đáp xuống ngọn thông trơ vơ đứng một mình trên ngọn đồi đen tròn giữa đêm trường tịch mịch. Xuống gần. Tới gần. Gần hơn nữa. Trăng đột nhiên rùng mình. Từ vũng sáng vằng vặc bỗng bật hiện một khuôn mặt tròn non nớt hiền hậu, đôi mắt lóng lánh mở lớn ngờ nghệch, đôi môi phớt hồng không dầy không mỏng chúm cười tủm tỉm. « Em! » Tôi gọi nhỏ trên môi bất động. « Có phải là Em đó không? » Tiếng dế chợt nín bặt. Trong thanh âm của im lặng chỉ còn nghe lao xao ánh trăng rượi mát thì thào. Em tủm tỉm thủng thẳng bước tới gần, tủm tỉm. Tới gần hơn… Rồi thoắt dừng lại ngay trước mặt tôi đang ngồi trơ trơ giữa đất trời. Tất cả xung quanh chợt chùn lại như trong một đoạn phim quay chậm, có cảm tưởng hơi thở mong manh đang từ từ giã biệt đời mình. Em từ từ đưa bàn tay ngón nhỏ tủm tỉm vén áo lên phô bày khuôn ngực dậy thì trắng muốt, lấp lánh dạ quang. Em cúi xuống… cúi xuống thật gần… Em nghiêng người xuống thấp áp đôi gò tuyết ấm lên khuôn mặt ngộp thở chết trân của tôi. Đôi vú nồng ấm thơm tho mùi nguyệt bạch. Em rướn người tới trước… Tôi té bật ra sau, đầu dập xuống nền gạch tê điếng. Chiếc lục huyền cầm văng lên cao chấp chới bay xuống thung lũng…
Nguyệt bạch! Nguyệt bạch!
ngồi đây đợi nắng bình dương
tương tư phố nhỏ bụi hường lao xao
xanh xanh xanh gọi nắng vào
nghiêng nghiêng nghiêng trắng lượn chào vàng lên
vùi chôn trí nhớ đầu ghềnh
hồn nhiên hạnh phúc lênh đênh cũng gần
Bình Dương. Địa danh y như tên của một người đàn bà đẹp. Người Đẹp Bình Dương! Nghe tên đã muốn cắn ngập răng vào trái măng cục. Bẻ vỏ tím (thương nhớ) ra, bày lộ mấy múi măng trắng phau tươm ngọt. Đặt lưỡi thèm muốn lên đó mà… « Anh ơi anh ơi! Nếm thử thương đau… khi hạnh phúc qua mau ». Xưa Thủ Dầu Một (tại sao Một mà không phải là Hai?) Nay Bình Dương. Giờ lại phục hồi Thủ Dầu Một. Miền đất có nhiều trái cây thơm phức, nhiều sông ngòi quanh co nước ngọt. Con gái mới lớn miền đất này mủm mỉm trắng tươi. Yêu nhau cảm động dường nào, Anh về đất rộng cúi chào Bình Dương.
Thành phố còn thiêm thiếp trong hơi mát um tùm sáng chúa nhật. Ngày của Chúa. Ngày nghỉ của Chúa. Một ngày nghỉ của rất nhiều người trên thế giới, trong đó có dân Việt Nam. Nhưng ở đất nước nhiều nắng, nhiều mưa và nhiều cuộc binh đao này, chiến tranh không biết chúa nhật là ngày gì hết. Lúc nào cũng gay cấn, tại sao phải nghỉ? Lãng xẹt! Nghỉ thì súng đạn mìn bom hỏa tiễn trót lỡ chế tạo ra rồi biết để đó cho ai? Chứa hoài thì lỗ nặng. Bắt buộc phải tiêu thụ. Muốn tiêu thụ thì phải tạo chiến tranh - chiến tranh ở xứ khác, ở lục địa khác thì tốt hơn. Còn nếu như sản xuất mà không bán được, không tiêu thụ được thì lỗ chết. Lỗ chết thì lấy gì mà cho con cái vào các đại học đứng hàng đầu thế giới? Lấy gì mà bao hàng trăm gái đẹp thơm nhứt địa cầu? Lấy gì mà du thuyền, mà áo lông, mà nữ trang, mà caviar, mà champagne, mà tranh cử tổng thống, nghị sĩ, dân biểu hay cái mẹ rượt gì đó?
Từ Bến Cát vọng lại nhiều tiếng trọng pháo ì ầm làm chấn động thành phố. Không có chúa nhật nghỉ bắn ngoài mặt trận, không có Giáng Sinh ngưng dội bom ở chiến trường, không có Tết nhứt hưu chiến trên toàn lãnh thổ. Chỉ khéo vờ vịt và lường gạt trắng trợn có dự mưu trước. Tết Mậu Thân 68, lửa sắt đạn bom hỏa tiễn thịt máu ruột gan chưn cẳng óc mũi bay văng tứ phiá vừa mới qua được hai năm. Lại sắp Tết. Thì cứ tỉnh queo mà ăn Tết. Có teo cũng chỉ càng thêm mất vui mà thôi. Rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì hết. « Hoe du gô, ai gô theo. Hoe du teo, ai teo theo! » Mà một khi các anh đã teo rồi thì mấy em hồng nhan bạc mạng biết moi đâu ra tiền mua sữa cho con so nó bú - chồng mới vừa đền nợ nước (vinh quang!)
Ban Mê Thuột. Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu… Đưa khách hay « đi » khách? Tôi đã gặp em đêm ngủ tại Ban Mê Thuột lần đầu tiên cùng với Nhựt trong chuyến ra chơi Nha Trang lần thứ hai. Nhớ tên em không ra. Em đến tận khách sạn nạp mạng cho hai chằn. Bà chủ trẻ của khách sạn hướng dẫn giới thiệu. Gái một con trông mòn con mắt. Làm tôi nhớ Trang Bông Gòn, động bà Đại Phú Nhuận. Nụ cười hiền bẽn lẽn, vân vê vạt áo bà ba. Nhựt lúc nào cũng thảo ăn, cho tôi đi tiên phuông mở trận. Tôi vốn mê bưởi Biên Hòa. Cặp bưởi lớn trắng tươi thấy mà ham. Nhưng lần này bưởi không ngọt, không lạt mà có vị mằn mặn béo béo. Sáng hôm sau, tôi bị sôi ruột sình bụng và đi tướt lỏng le như con nít. Sau khi tôi phơi thây ngoài chiến trường, tới phiên Nhựt, toàn những thằng phải gió (cao nguyên). Xong ba đứa nằm ngửa ra ngó trần nhà thở dốc, em nằm giữa. Tôi và Nhựt hút thuốc nói chuyện bá vơ, em im lìm, không nhúc nhích cục cựa. Bà chủ đã thu xếp cho em ở lại, bao trọn đêm. Hồi lâu em e dè nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi hai anh có đi nữa không… (Im lặng)… Nếu không, hai anh cho em về, sợ con em nó khóc… nó… nó… nó khát sữa… hai anh thông cảm… nó khát sữa nó khóc. Tôi rụng rời. Lật đật đỡ em ngồi dậy, thôi thôi em hãy ra về cho lẹ lẹ. « Lau mắt đi em, đêm đã khuya rồi, buồn chi nữa em. Em hỡi đôi mình!... » Đó là lần đầu mà cũng là lần cuối cùng tôi tới chơi thành phố này trước khi quân Bắc Việt tung chiến xa ào ạt đánh vào Ban Mê Thuột tháng ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ toàn diện của miền Nam vào tháng Tư kế tiếp, không đầy sáu mươi ngày chạm súng. Hốt sòng dễ ợt! Ăn gọn không ngờ!
Dậy sớm bửng trong một ngày chúa nhật trễ nải ở thành phố nhiều cây. Những hàng sao cao vút rì rào trò chuyện bâng quơ đợi nắng. Trâm, Tân, Lộc và tôi ngồi ở sân thoáng mát sau nhà. Im lặng. Đợi nắng. Bốn ly rượu vang trắng Alsace vơi nửa chừng, hậu vị dịu ngọt. Tôi vừa đi học thêm ngành định chuẩn sáu tháng ở Pháp và Bỉ mới về, cái lạnh xứ người còn tồn đọng tê tê trong da thịt. Thỉnh thoảng vẳng lên từ xa xa mấy tiếng đại pháo gầm gừ dọa nạt. Bến Cát, Lái Thiêu, Cát Lái hay Lai Khê? Lộc làm hiệu trưởng trung học Trịnh Hoài Đức Bình Dương, thường lui tới nhà Trâm khá thân nên dắt tôi lên chơi ngày thứ bảy. Nhậu nhẹt tưng bừng ở quán nhà sàn không có tên dựng bên sông Bình Dương. Ngất ngư. Ngủ lại đêm ở miền đất màu mỡ, cây lá um tùm.
Trâm có chồng từ lúc còn học ở Pháp. Sau đó ly dị. Hiện sống với hai đứa con gái và một trai tại Bình Dương. Tánh tình tự nhiên, cởi mở, biết uống rượu và có thể cầm cự được tới khuya - còn khuya mới giã từ vũ khí! Lần đầu tiên mới gặp tôi mà Trâm nói dường như là gặp gỡ lại một người quen, quen lắm, đã quen rất lâu. Phần tôi, tôi cũng cảm thấy như vậy. Kỳ lạ lắm. Mà cũng chẳng lạ lùng chút nào. Mới mở lời mà tưởng chừng như tiếp nối lại một câu chuyện đang nói dở dang tối hôm qua, tuần rồi, tháng trước, năm ngoái. Vừa nói nửa chừng, đã hiểu.
Bàn về dự tính, Trâm hỏi tôi có dự tính gì không. Tôi nói tôi có dự tính thủ tiêu trí nhớ. Người ta cần có trí nhớ để tiếp tục, nhưng cần phải lãng quên để sống. Một bận nọ ở Bagnolet say quên trời quên đất, tôi té gục bên lề đường dưới trời mưa buốt giá. Một người đàn bà trẻ tình cờ đi ngang vội vàng vực tôi dậy và chở về tận nhà. Cô ta kể lại rằng trong lúc hết còn biết gì nữa, tôi vẫn cứ lảm nhảm : « Je veux détruire ma mémoire… Je veux détruire ma mémoire… Tôi muốn hủy diệt trí nhớ… Tôi muốn hủy diệt trí nhớ… » Cô đoán có lẽ tôi đang đau khổ tột cùng nên mới thốt lời như vậy. Có phải lần này, thêm một lần nữa, Bồ Tát Quán Thế Âm lại thị hiện trong đời tôi? Cũng như Trâm bây giờ. Tôi đang chịu trận một cơn khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng. Tôi đang bị yêu nữ vây kín trong một thành phố bị bom đạn vây kín trên một đất nước bị chiến tranh vây kín. Càng dẫy dụa, những vòng tay lụa bạch càng siết chặt, những vòng kẽm gai trùng trùng càng siết chặt.
Muốn phá vòng vây, cắt bỏ hết, chặt bỏ hết. Thèm được sống hồn nhiên, cười hét, la giỡn, tắm trong nước đục, lăn trong cát, vùi trong bùn. Hình như Chúa nói chỉ những đứa con nít hồn nhiên mới vào được nước Chúa. Tôi không ham muốn vào nước Chúa. Tôi chỉ muốn được sống hồn nhiên ngay bây giờ và ngay tại đây, giữa nắng nôi gió nước phù sa lồng lộng nầy, giữa trời đất bao la tự tại nầy. Khi nắng mọc lên trên đầu ngất ngưởng của các ngọn sao ở Bình Dương, tôi đã viết cho Trâm mấy thơ vần ngụ ý « Ngồi đây đợi nắng Bình Dương… »
« Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng… Mắt xanh lảø bóng dừa hoang dại… » Tiếng ca trầm ấm quanh quẩn bám riết trong đầu liên tiếp mấy bữa liền. Rứt ra không được. Đi đứng nằm ngồi nhắm mắt mở mắt đều nghe vẫn nghe nghe hoài nghe hủy. « Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ, Mây ngàn gió núi đọng trên mi. Áo bay … » Áo bay… áo bay… Thôi! Si tình mất rồi. Yêu, không biết. Nhưng si tình thì rất đột ngột và dễ nhận ra. Cũng vẫn là trăng. Lại vẫn là trăng. Nguyệt bạch! Nhưng lần này nàng không ngửng mặt vọng trăng trên trời cao vòi vọi như trong những giấc mơ ở vườn chanh miệt biển, mùa hạ năm nào. Lần này nàng từ vầng trăng tròn bước ra, đôi mắt lớn ngờ nghệch, môi hồng tủm tỉm: Em! Ngực non tròn trĩnh săn chắc, hai trái vú sữa bạch ngọc hườm chín thơm tho, ngạt ngào nguyệt bạch. Em cúi xuống, chùm mật ngọt xõa xuống trùm che. Và đoá tình si bừng nở.
Đi thơ thẩn trên đường đất sáng trăng mờ mờ, một bên đường phi lao um tùm dựng bông trắng xào xạc, bên kia đường bờ vực hút sâu. Đi một đoạn ngắn rồi trở lui, rồi quay lại, rồi trở lui, rồi… « Sao không thấy Em lại, để cùng anh thẩn thơ. Trước sân trăng vòi vọi, để rồi cùng ước mơ… » Ngước mặt nhìn trăng, thấy trăng nhìn mình. Đợi chờ nụ cười tủm tỉm mở cửa cho bàn tay nhỏ từ từ vén ngực áo lên… Ngây ngất. Chóng mặt. Đưa tay hướng lên trăng sáng ngoắc ngoắc « Em! Em! » Chỉ có tiếng phi lao xào xạc, tiếng dế kêu rỉ rả dưới thấp, và ngọn thông đứng bơ vơ một mình trên đồi chờ trăng xuống đậu trên cành cứng. Đêm khuya ra đứng giữa trời, Giơ tay ngoắc nguyệt nguyệt dời phương nao?
Đưa lên mũi tận hưởng hương thơm chùm dạ lý hái từ đêm qua còn bỏ quên lại trong sân. Dạ lý, mùi hương của thuở mới vừa biết yêu, yêu suông tuột, yêu phẳng lì, yêu khơi khơi, yêu không nhuốm tình dục. Đêm qua đưa Em về (về đâu ?) Biết Em từ đâu tới, làm sao biết được chốn Em về. Vậy mà vẫn đưa. Em nhè nhẹ đôi bàn chưn trắng trẻo lõm bõm trên đường ngập nước mưa ban chiều, ngước mắt ngó, tủm tỉm, liếc liếc. « Tôi đưa Em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm… » Trợt ngã, suýt té, vịn lại, kêu nhỏ, trăng sáng vằng vặc… « gót chân ngày xa xưa, sợ lấm trong bùn khi mưa… »
Khi trở về một mình, ngang qua mấy căn nhà lá lụp xụp cửa đóng im ỉm, chợt một mùi hương vô cùng quen thuộc chận bước chân lại. Dạ lý. Phải rồi, dạ lý! Một cội xanh xao dã dượi dưới trăng xanh ngã bóng. Hoa chi chít cũng xanh, đầu hoa ửng trắng chùm chùm. Tới gần bẻ một chùm lớn đem về đứng trong sân ngây ngất áp lên mũi hít thật sâu. Ngầy ngật say say. Tối nay trở lại, cội dạ lý đã bị chặt nát. « Gò chiều ùn bụi sương lên, Hỏi ra mới biết nơi yên cành vàng ». Người trong xóm kể lại rằng chỗ này khi xưa có ngôi mộ của một người con gái. Dạ lý thơm kỳ dị, dễ rù quến ma quái, nhứt là các yêu nữ còn trinh, hồn phách oan khiên hãy còn vấn vương tiếc nuối cõi trần. Vậy sao? Thì cứ chết đã đời như bạch diện thư sinh, tinh thể bị yêu nữ hút tiêu cạn kiệt, không còn sót lại một giọt nào nữa hết. Sá gì! Mốt mai em nhớ bao giờ, Bãi dâu vãn mộ cho dù sắc không.
Giữa đường đất thẩn thơ bỗng chợt một tiếng quạ kêu vang động. Thoắt dừng chân đứng lại bên một ụ đất lớn tần ngần. Hồi lâu. Lắng nghe hơi thở vô ra trong phổi ngực mình mẩy. Cố gắng định thần, nhắm mắt tịnh tâm. Lắng xuống. Lắng xuống. Xung quanh dần rõ, hiển lộ. Trên đầu, nguyệt bạch. Dưới chưn, đất ướt. Trước mặt, phi lao. Đầu mũi, dạ lý. Thung lũng, tiếng dế. Khắp nơi, trăng sáng. Và đâu đó phưởng phất bóng dáng của một người Em tủm tỉm để mà nhớ. Hiện diện đầy đủ khắp cùng. Đất trời cưu mang đùm bọc, nuôi nấng chở che. Sao bỗng dưng thấy được đời đãi ngộ quá chừng! Trong một thoáng chớp chợt lóe lên cái cảm giác hòa tan trong trời đất, như khi xưa bỗng chợt thấy mình tan loãng trong tuyết đang rơi xuống mù mịt trên ngọn đồi nhỏ ở Québec, một mình đứng sững ngộp chết cô đơn giữa đêm hôm khuya khoắt. Ngây ngất. Rụng rời. Tê mê. Ôi! Hoa kề vai hương ngát mái đầu. Đêm nào nghe bước mộng trôi mau. Gió ơi! Gửi gió lời tâm niệm…
Trở về lên giường nằm, bật ngọn đèn nhỏ trên đầu giường đọc sách. Đọc mà không hiểu gì hết. Tắt đèn. Bóng tối tỏa rộng. Mở toang hết hai cánh cửa sổ, vén một bên màn lên cho sáng trăng lọt vào tù mù. Chập sau, cảnh trí trong phòng dần dần rõ nét. Trên bệ gỗ, một vị Nữ Thần (hay Bồ Tát Tây Tạng hiện thân Quán Thế Âm?) tạc trong đồng đen. Mình trần, thân thể uốn éo, hai cánh tay dịu mềm đưa cao trên đỉnh đầu, các ngón tay chúm cong giữ chặt mật ấn, đôi vú nhỏ vun tròn bầu bĩnh hiển lộ từ tâm tế độ muôn loài. Cao hơn nữa, Phật Thích Ca cẩm thạch xanh veo nằm xoải dài, tay chống đỡ đầu, mắt khép hờ trầm tư, nụ cười thoáng hiện trên môi từ bi vô lượng (hay chúm môi tủm tỉm?). Vặn nhạc nho nhỏ để bầu bạn. Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa, cho tôi về đường cũ nên thơ, cho tôi gặp người xưa ước mơ… Lim dim. Lòng chợt bật nẩy một mối thương đời vô hạn, nhớ nhung gió biển, thương cánh nhạn trời, tương tư người con gái đã quên mất tên, tương tư… tương tư… Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt, chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất, và tiếng hát, và nước mắt. Đôi khi anh muốn tin… Đôi khi anh muốn tin… Từ từ thiếp đi, bỏ quên tiếng hát ở lại một mình trong bóng đêm im ắng.
Cơn gió lùa xô động. Cánh cửa sổ đập vào khung gỗ. Giật mình lơ mơ. Tiếng ca vẫn hãy còn đó miên man. Cộng thêm một nụ cười tủm tỉm đang cúi xuống nhìn, đôi mắt to tròn long lanh trong vùng tỏ mờ sáng tối… Lắp bắp gọi nhỏ « Em!... Em… » Mắt tròn cúi ngó lặng thinh im ỉm…
Ngồi nhỏm dậy nắm lấy bàn tay rượi mát, hỏi Em tới lâu chưa, sao không kêu anh dậy, anh chờ Em lâu quá sức chờ. Lần đầu tiên Em mở lời, âm hưởng dễ thương như giọng con nít, thiệt hả anh, anh chờ Em lâu thiệt hả anh? Gật đầu vồn vã, sao mấy bữa rày Em không tới, ờ ờ… mà anh vẫn chưa biết tên Em. Chớp mắt. Anh biết rồi mà còn giả bộ hỏi, ngó Em kỹ lại đi. Thấy quen quen, dáng Em mũm mĩm tươi tắn làm nhớ Hoa, người yêu đầu tiên tuổi mười sáu học trò, Xóm Bến Đò sông Định. Nhưng nét mặt Em lại hao hao giống như. Có phải… Bỏ lửng. Gật đầu, phải, Em là… Em là Tuyết, Tuyết người tình Tiền Giang của anh hồi mười tám tuổi đó. Giựt mình, sao, Em nói sao, Tuyết của anh đã chết từ lâu rồi mà. Tủm tỉm, thì Em cũng là Tuyết, hay thiệt ra Em là hiện thân của Tuyết anh yêu thời anh còn đi học. Bồi hồi, trí nhớ bật mở, Tuyết đêm đêm về ôm nhau tình tự, nàng đứng tắm truồng ở sàn nước, đôi vú nuột nà lấp loáng ánh trăng đứng sững, nhấp nhô trong biển ký ức xao động trùng trùng. Đưa tay sờ lên má, Tuyết của anh má có lúm đồng tiền, sao má Em không có lúm đồng tiền? Thì đồng tiền hồi đó Em đã cho anh mất tiêu rồi, anh không nhớ sao ? Ờ ờ… Dìu Em nằm xuống riu ríu cạnh mình. Ngã xuống ngã xuống. Và bóng tối nằm xuống theo Em.
Trút bỏ xiêm y Em một cách tự động, như mọi tối Tuyết về, vuốt ve mình mẩy thân mật như đã là nhân tình của nhau từ lâu. Lưng Em khoảng giữa hai vai có lông măng mướt mềm nhung êm, lân la lan dần lên cổ. Luồn cánh tay dưới cổ cho Em gối đầu. Ai da! Anh làm kẹt tóc Em… ai da! Nhớm cổ lên gỡ tóc, cánh tay ghì siết nâng niu. Đôi vú sữa bạch ngọc hườm chín căng tròn nằm gọn trong lòng tay, đầu vú nhỏ tuổi mới lớn chúm chím nhạy cảm. Anh có cảm tưởng vú Em lớn hơn vú của Tuyết. Cười rúc rích, anh xạo hoài. Mông em mát mẻ trái non chưa chín, thon gọn, cứng chắc. Rờ rẫm mân mê, anh tưởng Em đã ra đi vĩnh viễn, sao còn trở lại với anh chi vậy? Tại vì… tại vì Em còn thiếu anh một món nợ. Hồi đó anh không phải là người tình đầu tiên của Em nên lần này… lần này Em phải trở lại để trả nợ anh. Em còn… Em còn… Kề môi lại gần tai thì thầm « Em còn… » Mở lớn mắt ngó Em nghi ngờ, nhưng anh đâu có đòi hỏi hoặc đi tìm cái đó. Ờ... mà… Em nói thiệt hả? Gật đầu, tủm tỉm. Em cầm tay đang mơn trớn trên trái ngọt dời xuống dần dần... xuống bụng, xuống rốn, xuống thấp, thấp hơn nữa... Thịt da thơm tho vun gò hương nhụy. Cỏ non xanh um phủ kín vân vi, dợn uốn tuyệt vời. Mân mê cỏ nhung xanh mượt, hơi thở giao thoa chập chùng... Đừng anh, nhột Em. Mò mẫm dò tìm lối vào suối Đào Nguyên. Động tiên khép kín ẩn mật, mạch nguồn thẳm sâu phong tỏa. Hồng lâu còn khoá then sương. Thâm khuê còn đẫm mùi hương khuynh thành... Sao, anh có tin là Em còn... Em còn... chưa? Trở lại dò dẫm, anh không làm sao biết được. Xạo hoài, anh mà không biết thì ai vô đó biết cho. Thiệt chớ Em, anh đâu có cách gì biết được. Xạo hoài. Im lặng. Ờ... mà Em, chỉ còn có một cách để biết thôi. Xô lăn ngửa người. Nhỏm dậy nghiêng người choàng lên thân thể trắng tinh mờ mờ trong bóng tối... Đừng anh! Tay úp chụp. Đừng anh!... Nắm giữ, tìm lối... Đừng anh! Đau Em! Anh... đau Em... Anh... đau... đau... Xô ra. Bật té. Chấp chới... Vườn xuân bướm hãy còn rào, Thấy hoa mà chẳng lối vào tìm hương...
Ngồi lẻ loi một mình đờn xuống thung lũng. Sáng bữa nay, sau cơn mưa lâm râm lúc bình minh, trời Đà Lạt đãi cho một buổi nắng tuyệt vời. Vàng! Vàng khắp nơi nơi. Vàng leo lưng đồi, vàng trợt thung lũng, vàng trèo ngọn thông, vàng đậu bông giấy, vàng rớt trong sân, vàng bò ngõ vắng.
ôi! nắng vàng sao mà nhớ nhung
có ai đàn lẻ để tơ chùng
Chợt có tiếng hát cất lên hòa điệu với tiếng đàn của tôi. Một tiếng, hai tiếng rồi bốn năm tiếng liên tiếp chen nhau vọng qua từ bên hàng xóm. Tiếng hát rất quen thuộc mà hòa âm lại rất lạ tai. Cò két... cò két... cò két... Tiếng hát của đàn ngỗng đứng trong sân đất đỏ bên hàng xóm, cất cổ hợp ca xuống thung lũng vang vọng. Năm con ngỗng, hai con lớn (đực?), ba con nhỏ (cái?). Trọng Thủy Mỵ Châu? Không. Không phải ngỗng trắng, không phải thiên nga, không phải hồng hạc. Những con ngỗng màu hường hường xen lẫn những chiếc lông xám trên cánh, cổ dài lúc lắc trên cao cái đầu nhỏ tròn tròn chấm dứt bằng chiếc mỏ đen ngắn. Ngỗng tuy không lớn mà kêu lại rất lớn. Tiếng kêu uy hiếp nặng nề tiếng đờn của tôi... Cò két... cò két... cò két... Rõ ràng khi không bị giành dân lấn đất bất chấp công pháp quốc tế, tôi bèn đờn mạnh hơn và lớn hơn. Mà càng đờn lớn hơn thì đàn ngỗng lại càng kêu lớn hơn, chiến tranh leo thang vụt vụt, vũ lực ào ào bùng nổ. Khúc đâu Hán Sở chiến trường, Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau... Cò két... cò két... Từng tưng từng tưng... Cò két... cò két... Khúc đâu Tư mã Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng? Quá quan này khúc Chiêu Quân...
Xóm này rất kỳ cục. Nhà cửa lèo tèo lụp xụp, đường nhựa không có, đường trải đá cũng không. Chỉ có những ngõ đất, trúng nhằm mùa mưa thúi đất ở Đà Lạt thì hết chỗ chê! Không cần thước dây gì hết, tôi đã nhiều phen giang nguyên con ra mà đo chiều dài của ngõ vắng không tên không đèn ngập nước lầy lội giữa đêm khuya. Bịch một cái! Ôm trọn vào lòng nguyên hết lịch sử của trái đất, kể từ thuở khai thiên lập địa. Chợt ngộ ra được cái uyên thâm của mấy chữ “vũng lầy của chúng ta”. Ấy vậy, có thể nhờ đó mà ít có quan nhỏ trông ra quan lớn ngó vào, ít có dân chuyên môn cắm dùi ẩu, ít có bọn lăm le giành dân lấn đất léng phéng, ngoại trừ mấy trự ngỗng. Bởi lẽ đó mà ngôi nhà của Toàn mới còn được cái may mắn ngó xuống một thung lũng trống vắng dấu người. Xa xa bên kia hai ngọn đồi thông nối nhau vươn lên cao ngó trời xanh mây trắng, những ngày không có mù sương hoặc mưa dầm.
Toàn là đứa con độc nhứt của anh Hai tôi, nhỏ hơn tôi mười tuổi. Hồi thời chiến tranh Mỹ- Cộng, Toàn đầu quân sớm sủa, thay đổi lia chia nhiều binh chủng, từ bộ binh sang biệt động, từ địa phương quân sang xạ thủ trực thăng. Sau tháng tư 75, tuy chỉ là lính trơn mà cũng được cách mạng ghi ơn gởi cho đi học tập kỹ tư duy của Cha Già Dân Tộc mút mùa. May sao, nhờ trong một phút xuất thần hạ bút đề mấy câu thơ thiền rất siêu nên được quản giáo cảm kích đề nghị cho thả về làm thường dân cành cạch, cấm tuyệt không được đeo đuổi sự nghiệp cà nhổng chống xâm lăng (từ phương Bắc nườm nượp kéo xuống). Thêm một điều trùng hợp, lúc cải tạo, Toàn được nhốt chung trại với Lộc (chú nó, vốn là sĩ quan tâm lý chiến), Duy Trác và nhiều khuôn mặt quen thuộc khác nữa của Sài Gòn thời trước. Trong thời gian học tập tại đây, bất thần xảy ra vụ Duy Trác và một số bạn tù yêu văn nghệ, một bữa đẹp trời nọ, chợt cảm khái hát cương bài “Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về” ngay trong trại cải tạo. Màn trình diễn chấm dứt, các ca sĩ mầm non liền được quản giáo và cán bộ công an văn nghệ đặc biệt chiếu cố, biệt giam mút chỉ cà tha. Tha hồ mà luyện giọng trong bóng tối bưng bít, như cao thủ võ lâm Tạ Tốn luyện sư tử hống trong hang đá không đèn. Bẵng đi một thời gian đằng đẵng hơn hai mươi năm tôi bặt tin Toàn. Lần đầu tiên về thăm Việt Nam, nó ra đón chú Sáu tận phi trường Tân Sơn Nhất. Chú cháu lâu ngày mới gặp lại nhau, ôm cứng ngắc, mừng hết lớn. Nó xơ xác, ốm nhom.
Lần về thứ hai, Toàn đưa tôi đi thăm am mây Huyền Ân ở miệt Hắc Dịch gần Bà Rịa. Am dựng lên giữa mấy mẫu đất lớn chi chít những cây bạch đàn, đào lộn hột và bưởi xanh - bưởi thứ thiệt chớ không phải bưởi Biên Hòa, làm chú Sáu hụt ăn, buồn hiu, tức dội! Lúc đó tôi mới tá hỏa: Toàn bây giờ lại đổi binh chủng, trở thành tu sĩ đạo Phật, thăng chức Đại Đức trụ trì am mây. Tu theo kiểu Mật Tông Tây Tạng, khi lạy nằm sấp úp mặt nguyên người xuống đất. Tôi về lần này, Toàn đã xuất tu, hoán chuyển lên Đà Lạt, dựng nhà gạch trên thung lũng xóm nghèo. Gác trên phía trước giành một khoảng để thờ các vị Thần và Đạt Lai Tây Tạng, phía sau trải nệm ngủ ngay trên sàn. Tầng trệt có gắn internet, Toàn giảng dạy qua mạng lưới. Các đệ tử ruột phần lớn ở Mỹ. Đệ tử nào tới thỉnh ý tại gia thì sau khi thuyết pháp xong, thỉnh thoảng thầy trò lại kéo nhau đi karaoké để giải lao và chứng nghiệm. Cũng ô-kê! Cũng được! Gì chớ kéo thêm chú nó theo nữa là chú nó lại càng ô-kê gấp gấp. Kéo ai cũng vậy, kéo chú, chú cám ơn! Tu với yêu nữ bảo đảm mau thành chánh quả là cái chắc. Không đắc đạo cũng đắc cái khác, lo gì. Thực tập tại chỗ. Test tại chỗ. Hỏng thì trở lại cải tạo tiếp tục. Nếu đậu ra trường, kể như hỏng bét!
Xóm đã nghèo mà người lại cũng chẳng giàu gì hơn. Chợt nhớ một cậu học trò đã tả cái cảnh nghèo thê thảm của gia đình mình: “Nhà em thì rất nghèo. Ông nội em nghèo, bà nội em nghèo. Ba em nghèo, má em nghèo. Người đầu bếp nghèo, người làm vườn nghèo, anh tài xế nghèo, cô giúp việc nghèo. Tới ba con chó bẹt giê giữ nhà cũng nghèo luôn!” Nghèo chi mà nghèo tận mạng. Nghe tả muốn rớt nước mắt. Mới biết trên cõi trần gian ô trọc này còn có nhiều người rất nghèo hơn mình. Nghĩ vậy xong, bèn sướng ran!
Xóm không những chỉ nghèo tiền mà còn nghèo luôn cả người nữa. Đàn ông ít khi thấy, chỉ thấy con nít năm bảy đứa chạy lăng quăng trên đường đất chơi trò cút bắt, liệng banh, đấu kiếm. Đàn bà lại càng hiếm hơn. Đôi khi một hai bà già ngồi phơi nắng trước sân. Đôi khi một hai phụ nữ sồn sồn ngồi giặt quần áo sau nhà. Đôi khi một người đàn bà trong đêm tối gắng gượng xô tiếng ho rũ rượi qua vách lá. Đôi khi... Đôi khi... Đôi khi anh muốn tin ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết, mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em... Thôi thôi! Đừng có mê mớ nữa cha nội! Nghèo mà ham!
Trong xóm kiếm không ra một người đàn bà trẻ nào dễ coi, một cô gái mới lớn nào xinh xinh. Bó tay! Ngó vô thấy thằng cháu lom khom chăm chỉ khỏ net, ngó ra thấy thằng chú mê mẩn ngồi đờn từng tưng đấu tranh giai cấp với mấy liệt sĩ ngỗng hàng xóm – “chống ngỗng cứu nước!” Bận nọ trời nắng lâm râm, bước ra cổng thấy đàn ngỗng nằm phơi nắng chùm nhum cuối đường đất. Bỗng một con ngỗng nữ nhỏ đứng lên cất cổ thiên nga yêu kiều buông ra mấy lời đường mật. Một con ngỗng nam bèn đứng dậy đáp lời sông núi, vươn cổ cò két mấy câu huê tình ong bướm. Bên tung bên hứng hồi lâu, chợt ngỗng nam giương cánh lên cao, đoạn rút dưới cánh ra một cây vĩ cầm nho nhỏ rồi niễng đầu kéo lên ra rít mấy cung tơ dìu dặt: “Thu đi cho lá vàng bay. Lá rơi cho đám cưới về...” Không lẽ! Tôi dụi mắt. Rõ ràng mình đang nằm mơ giữa ban ngày. Năm con ngỗng vẫn im lìm nằm trong những đốm nắng lỗ chỗ. Không gian nín thinh. Tò mò nhè nhẹ bước tới thăm dân cho biết sự tình. Cách năm thước, đàn ngỗng vẫn nằm im lìm. Bốn thước, bắt đầu xao động. Ba thước, con ngỗng lớn nhứt đàn đứng dậy, mấy con kia lần lượt đứng dậy theo. Hai thước, con ngỗng lớn cò két một mình phùng cánh tiến tới (bonjour mông xừ!). Một thước, ngỗng chiến sĩ vụt phóng tới như chớp, vút mỏ đen mổ giữa hai đùi tôi đúng ngay boong phía trên. Tôi phản xạ nhảy lui tránh được đòn điểm huyệt hiểm nghèo trong đường tơ kẽ tóc. Đồng thời, cánh tay phải phần dưới chợt đau điếng: tôi đã thọ thương! Đòn mỏ thứ hai tung ra không kịp ngó thấy. Tuyệt chiêu! Da cánh tay bị tróc, chỗ trúng thương sưng vù lên liền một cục nhỏ xanh dờn. Đồng thời đàn ngỗng cũng từ từ rút lui về hậu cần tử thủ, một con lớn đi rời phía sau tập hậu. Cò két... cò két... Quân dân ta đã đẩy lui được ngoại xâm. Quân dân ta toàn thắng vẻ vang! Riêng phần mình, tôi cũng rút lui về căn cứ, lấy dầu cù là trét lên thương tích chiến trường. “Ta thà làm quỷ nước Nam chớ không thèm làm vua nước Ngỗng!”
May thay, đây chỉ là một trục trặc ngoại giao nhỏ, một biến cố quân sự lẻ tẻ độc nhứt giữa loài sống bằng lý trí và loài sống theo bản năng trong thời gian tôi đồn quân trên thung lũng tại đây. Nhưng trong xóm này không phải chỉ có ngỗng. Nếu rất tiếc vắng bóng mỹ nhơn thì bù lại, xóm này có rất nhiều thú vật. Thú thiên nhiên, thú nuôi nhà. Nhà chú cháu không có con nít mà con nít cứ vô ra nườm nượp, nhà không nuôi thú mà thú cứ kéo tới dìu dặt bướm ong. Thỉnh thoảng, một con kỳ nhong nằm phơi nắng ngoài sân, không mặc bikini. Rồi một con sóc nhỏ lăng xăng lục lọi ở gốc cây phù dung như cao bồi đi tìm vàng ở Cali thời western. Tôi bước ra, nó ngoảnh lại ngó tôi sơ sơ rồi lăng xăng lục lọi tiếp. Coi như pha! Quê nhà xa lắc xa lơ đó, ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay! Tuy nhiên, con kỳ nhong, con sóc chỉ là khách qua đường. Còn khách thường xuyên đếm ra cũng bộn. Đầu tiên là một con chó cái nhiều lứa. Ngày nào đẹp trời, nó cũng lách chách chạy sang, na theo hai hàng vú lểnh thểnh, cặp mắt nhìn hết sức hiền lành, hiền như mắt nai (đồng quê). Xong kiếm một chỗ nắng tốt nằm ngó xuống thung lũng, cái nhìn xa xăm, diệu vợi và vô cùng siêu hình học không gian. Rồi tới hai con chó trẻ, một vàng một xám, ngày ngày lân la sang thăm dò chiến địa để hốt xương. Xương heo, xương cá, xương gà, thức ăn dư, cơm rang, canh thừa, đồ hộp, cái gì cũng good hết! Xương gặm nhẵn gân nhẵn thịt rồi thì hai đứa chơi trò quăng bắt, bên tung bên hứng khúc xương tươi. Còn đòi gì nữa mà không chịu hạnh phúc? Mở ngoặc cho loài sống bằng lý trí: “Tại sao ta phải sống hạnh phúc khi ta có quyền sống đau khổ? Tại sao ta phải sống giản dị khi ta có quyền sống rắc rối?” Xin giở nón chào thua đỉnh cao trí tuệ. Đóng ngoặc.
Chưa hết. Có con gà mẹ màu đen đen đỏ đỏ dắt đàn con nhỏ sang bươi quào trong sân kiếm ăn quanh quẩn. Theo hộ tống là một anh gà trống uy nghi, đuôi điều láng coóng, mặt mồng đỏ au như Quan Vân Trường, mê gái nhiều con số một. Kiếm được miếng ngon nào là cứ túc túc gọi má nó tới để bàn giao. Chốc chốc lại vỗ ngực, cất cao cổ gà hét lên thiệt lớn: “Ò ó o... Em bé hậu phương này là của quả nhân! Nghe chưa?... o o o... o o o...” Rồi lại thêm một anh gà nữa. Gà giò mới lớn, giống gà nòi, ít lông, đùi lõa thể, cổ trụi lủi. Sáng sớm nào cũng chạy sang mổ cộc cộc lên cửa kiếng nhà tôi gọi thức. Đoạn ra đứng hiên ngang ngóng cổ mà gáy cực lớn xuống thung lũng... ò ó o... o o o... o o o..., thách thức thần linh lẫn chú cháu nhà tôi và luôn cả người đàn bà ho gà tối tối. Nhiều bữa sương mù dày đặc, trời mưa lất phất, gió rét căm căm. Bửng sớm co ro đứng ngó anh hùng nòi ta trụi lông đùi trụi lông cổ mà vẫn cứ hiên ngang chống nạnh dầm mưa lạnh gân cổ gáy cực lớn một cách rất là Điện Biên anh dũng, tôi không khỏi rùng mình phát lãnh. Rõ ràng, đất nước ta hễ bước xuống phố là gặp anh hùng. Ở ngay tại nhà cũng vẫn gặp như thường, nói chi!
Lòng êm ả, thanh thản. Sống trộn lẫn với chó, mèo, gà, vịt, ngỗng, sóc, kỳ nhong, tôi cảm thấy bình yên và an ổn. Khi có con người xen vào, tôi bất an ngai ngái. Không biết loài có lý trí này sắp “chơi” mình đòn gì đây? Một điều nhầm lẫn rất đáng ngạc nhiên khiến tôi tức mình hết sức: Khi nhìn thấy một quân nhân xích cổ tù binh kéo lê trên mặt đất, vừa làm nhục vừa đánh đập tàn tệ, con người phán: “Đối xử với nhau như loài cầm thú!” Không! Nhứt định không! Đó mới thiệt là cách hành xử hết sức đặc thù của con người. Chỉ có con người mới làm như vậy. Loài thú chỉ kiếm ăn để nuôi thân – dĩ nhiên kiếm ăn thì phải có sát sinh. Nhìn chung chung, loài thú chỉ có ba hoạt động chánh: kiếm ăn, truyền giống và nuôi con. Con người thì khác. Con người bày đặt ra lắm trò, hay dở là chuyện phải xét lại. Loài thú không bao giờ bắt làm tù binh, không bao giờ tra tấn, không bao giờ làm nhục đồng loại hay một loài nào hết, kể cả loài người. Không phải vậy sao? Và còn vô số nhầm lẫn tương tự khác nữa. Nhầm lẫn vô tình (theo thói quen), hoặc cố tình (ẩn chìm trong tiềm thức).
Cái tánh đặc thù nổi bật nhứt của con người là Ác. Nhưng khi con người làm một điều gì cực kỳ độc ác (như dội bom nguyên tử, tàn sát cả một chủng tộc, một bộ lạc, đốt rụi cả một thành phố, vân vân) thì con người lại lôi con thú ra choàng vòng gai lên đầu mà xỉ vả. Con người đã tìm được cách trút lên đầu con thú để chạy tội. Thiệt là vô cùng hèn nhát! Vô cùng đạo đức giả! Vô cùng đểu ác! Vô cùng cynique! Hãy ngó thẳng vào kiếng soi cho rõ bộ mặt thiệt của mình, hỡi “Đỉnh (cứt) cao trí tuệ!” Mẹ rượt! Trên bình diện sinh học, con người cũng chỉ là một loài thú như bao loài thú khác. Nhưng than ôi! Con người là một loài thú băng hoại! Con người đang ám sát trái đất và tiêu diệt muôn loài cùng lúc. Nhưng coi chừng! Trời Đất không thể nào và cũng không bao giờ dung dưỡng lâu dài một loài thú băng hoại. Hãy nhớ lấy! Ăn chay nằm đất đi là vừa. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi nhớn chưa tìm được giải pháp: “Sao Trời Đất lại sanh ra chi một loài quái gở như vậy?” Theo truyền thuyết, Thượng Đế đã tạo ra giống homo, giống người y chang theo hình ảnh của Người, xêm xêm. Rồi sau đó Người cho giống người homo tiến hóa không ngừng, mỗi ngày một khá hơn. Khởi từ homo habilis sang homo ergaster, sang homo erectus, sang homo neandertalensis, rồi tới homo sapiens, kế đến homo sapiens sapiens. Và cuối cùng: homo sexuel! Terminus! Trạm cuối, xin giống người homo trả tiền và xuống bến. Bái bai!
Thời gian ở Đà Lạt, sớm chiều đờn cho ngỗng hát, chó sủa, gà gáy, tôi tìm lại được phần nào sự hồn nhiên, một thứ hồn nhiên có ý thức. Lòng nhẹ lâng lâng. Hồi nhỏ tôi cũng hồn nhiên, mà là hồn nhiên vô thức, hồn nhiên tự nhiên, hồn nhiên trời cho. Cái hồn nhiên đó dần dà bị vùi dập theo thời gian, cũng như hết thảy mọi người chúng ta. Đa số bị mất tiêu luôn. Ngồi đờn xuống thung lũng một mình, tôi quên đi được rất nhiều phiền muộn. Vùi chôn trí nhớ đầu ghềnh, Hồn nhiên hạnh phúc lênh đênh cũng gần... Có hôm, trong lúc chiều xuống chập choạng, vịn cổng đứng nhìn ra con đường đất nhỏ quanh co bò ra lộ lớn, ngỡ thấy thấp thoáng xa xa bóng dáng thanh thanh của một người con gái với mái tóc đen mun óng ả xõa xuống ngang vai. Rồi bóng của một người con trai xáp lại gần. Hai người nắm tay trò chuyện với nhau gì đó. Một chặp rồi chia tay. Tựa cổng ngó dõi theo mút mắt người con gái cho tới khi khuất bóng, lòng chợt bồi hồi ngơ ngẩn, xao xuyến bàng hoàng.
ôi! nắng vàng sao mà nhớ nhung
có ai đàn lẻ để tơ chùng
có ai tiễn biệt nơi xa ấy
xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
Đêm. Và tiếng hát trầm ấm buông đều. “Anh mong chờ mùa thu. Tà áo xanh nào về với giấc mơ. Màu áo xanh là màu anh trót yêu. Người mơ không đến bao giờ...” Người mơ không đến, nhưng người mộng đã đến. Và Em, Em lại đến tối nay, đầu gối trên cánh tay sát bên, thịt da dậy thì nồng ấm hồi hộp. Nối lại câu chuyện dở dang đêm trước. Em nói anh không phải là người tình đầu tiên của Tuyết, nhưng anh là người tình đầu tiên của Em. Nói, còn Em, Em là người yêu cuối cùng của anh. Anh xạo hoài. Anh nói thiệt đó, Em nghĩ lại coi, anh đâu còn được bao nhiêu lâu để yêu đương lẩm cẩm nữa. Yêu đương thiệt không? Nhớ có lần Em hỏi “Em yêu anh, còn anh, anh có yêu Em không?” Ngần ngừ, anh không dám nói là yêu, nhưng mà là thương Em, ừ, anh thương Em thì đúng hơn. Bộ anh thương hại Em hả? Không, thương Em giống như người anh thương một người em, như người mẹ thương một người con vậy đó. Yêu là có ý muốn chiếm đoạt làm của riêng. Còn thương thì mở rộng ra hơn. Thương là muốn cho người mình thương được mọi điều tốt đẹp, không có đặt điều kiện gì hết, Em hiểu không? “Dạ... dạ...”. Tình thương bao trùm tình yêu. Giữa nam và nữ, trong tình thương còn có tình yêu và tình dục trộn lẫn vào. Ngược lại, trong tình yêu không chắc lúc nào cũng sẵn có tình thương vô điều kiện. Ngập ngừng, “dạ... dạ...”. Nhiều khi, tình yêu chỉ thể hiện lòng ích kỷ. Xuyên qua người mình yêu, thiệt ra mình chỉ tự yêu mình mà thôi. Mình chỉ muốn thỏa mãn mình, mình chỉ muốn đạt được các ước vọng của mình xuyên qua người mình yêu. Bởi vậy anh không thích dùng tiếng yêu, anh chỉ muốn nói “anh thương Em” mà thôi, Em hiểu không? “Dạ... dạ...”. Tuy nhiên, nếu Em đừng còn nguyên vẹn thì đỡ khổ tâm cho anh biết mấy. Cái nguyên vẹn Em cho anh dĩ nhiên là anh rất quý. Nhưng riêng anh, anh không dành cho nó một giá trị cao siêu nào hết. Khi Em thành thật đến với anh thì cho dù Em có còn nguyên vẹn hay không, anh vẫn thương Em như thường.
Tủm tỉm, cái anh này sao mà rắc rối quá chừng! Anh cứ phân biệt thương với lại yêu. Thì anh cứ nói đại là “anh yêu Em” cho Em sướng đi, mất mát gì đâu mà anh sợ? Nữa! Lại cái màn này nữa! Hơn mấy chục năm về trước, trong rừng Chantilly, Diane cũng đã bắt buộc phải thành khẩn thề nguyền với nàng rằng “anh thề yêu em suốt đời”. Biết chắc rằng thề như vậy là thề dóc nên mắc cở miệng quá không chịu thề. Kết quả: Diane lăn ra nằm vạ! Giờ đây ở Đà Lạt Em cũng lại bắt buộc phải thành thật khai báo với cách mạng là “anh yêu Em” cho Em sướng đi (!) Cũng may mà Em đang nằm sẵn sờ sờ ra đó rồi nên có nằm vạ thêm chút đỉnh nữa chắc cũng chẳng tạo thêm được áp lực chính trị gì cho lắm. Nghĩ đi nghĩ lại, phải chăng đàn bà chỉ thích nghe những gì mà nàng muốn nghe? Có lẽ vì vậy mà quanh quẩn cứ bị gạt hoài chăng? Nhưng kẹt một nỗi, tự bản thân mình lại không quen nói dóc. Mỗi lần nói dóc là cái miệng cứ bị giựt ép-phê vẹo qua một bên, lúng ta lúng túng. Cũng đã có lần giảng cho Em hiểu là “lời thật thì không đẹp, còn lời đẹp thì không thật”. Và Em cũng đã phải động não nhiều hiệp và làm một cố gắng vượt bực mới chịu gật đầu là anh có lý. Mệt ngất ngư! Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, vẫn bắt buộc anh phải thú nhận là “anh yêu Em” cho Em đẹp dạ. Nghe cho nó sướng lỗ tai cái đã, rồi sau đó có ngã lăn ra chết tốt cũng cam chịu. Thiện tai! Thiện tai! Mấy em điếc vì tình quả nhiên không sợ súng!
Nín lặng. Vuốt ve tóc mềm, lông măng, vai cổ lưng mông săn chắc, rồi lần trở lên. Em thích không? Dạ thích. Em vui không? Dạ vui. Em sung sướng không? Dạ sung sướng. Em hạnh phúc không? Dạ hạnh phúc. Em khoái không? Dạ... dạ... dạ khoái. Vết đỏ hồng thiên thu lưu dấu trên khăn giường tối nọ hãy còn đó... Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy, Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang... Một tối khai nhụy trần gian. Chỉ một phút giây phù du mà thân thể vừa mới đơm hoa khắc ghi suốt đời... Lâng lâng. Bềnh bồng. Ngất ngư. Lãng đãng... Vườn xuân bướm đã xô rào, Hoa thơm bướm rẽ lối vào tìm hương...
Rù rì rủ rỉ. Nằm gần anh Em không thấy sợ sệt một chút nào hết. Những lúc anh ôm Em, Em ôm anh là Em hết còn muốn về đâu nữa. Tối nay Em ở lại đây luôn với anh, anh nghe. Anh cho Em ở lại luôn với anh, nghe anh nghe. Lần đầu tiên Em biết được cảm giác của người lớn. Đừng! Em đừng nên làm người lớn, mệt lắm Em ơi. Làm người lớn sẽ không còn thành thật như hồi đầu nữa. Ủa! Dạ... dạ sao kỳ vậy anh? Ờ, kỳ thì cũng có kỳ thiệt, nhưng đời sống nó như vậy, biết làm sao bây giờ! Im lặng. Cũng đã có những lúc im lặng nặng nề. Em nói lỡ điều gì đó khiến cho bực mình nín thinh, mặt mũi hắc ám. Coi bộ không êm, Em thu người nhỏ lại rút sát vào lòng, dúi đầu lên ngực, mắt mở to ngửng lên liếc liếc, lấm lét, sợ bị ăn đòn. Mặt mũi vẫn còn quạu đeo. Em nắm lấy một bàn tay đặt lên ngực trần trắng muốt, thấp thỏm, lại liếc liếc thăm dò. Vẫn chưa thấy vui. Em dời hẳn bàn tay lên đồi vú săn tròn ấn xuống, di động nhè nhẹ... nhè nhẹ... Ngó xuống. Thở dài. Chịu thua Em! Sau những phút giây ân ái tuyệt vời, thường nằm song song bên nhau, ghì ôm âu yếm, tán chuyện vu vơ. Có lần Em nói, như cho đỡ mắc cở, là anh tập cho Em cái gì tầm bậy không hà! Mân mê gò tình, cái gì mà tầm bậy? Thì hồi đó tới giờ Em vẫn nghĩ tình dục là một điều xấu xa. Nâng cằm Em hướng về mặt mình, còn bây giờ thì sao? Bây giờ thì Em nghĩ... Em nghĩ như anh nói... tình dục là một điều đẹp đẽ... Thiệt là kỳ ghê! Đẹp thì nói đẹp chứ cái gì mà kỳ? Hôn nhẹ môi Em, mà đẹp thiệt chớ, phải không Em? Em cúi mắt gật đầu. Vuốt ve đỉnh vú nhỏ hồng phớt mịn màng, nữa nghe? Em đỏ mặt, anh này kỳ quá! Thôi đi! Có bữa Em bất thần treo cờ đỏ hưu chiến. Em cằn nhằn, tiu nghỉu, buồn hiu: “Anh ơi, bữa nay Em kẹt rồi!... hưhưhư... hưhưhư... Bó giò!” Mặt Em xịu xuống như trời Đà Lạt chuyển mưa. Chín từng mây của Em bỗng chốc tan thành mây khói.
Ngửng lên liếc liếc, ờ anh nè, anh để ý thương Em từ lúc nào vậy hả anh? Thì ngay từ lúc mới ngó thấy Em lần đầu. Anh xạo hoài! Thiệt chớ. Vừa mới ngó thấy Em là anh biết thế nào Em cũng sẽ trở thành người tình của anh, thế nào Em cũng sẽ thuộc về anh, không thể nào khác hơn được. Sao kỳ vậy anh? Ờ, thì hồi đó cho tới giờ anh cũng chỉ biết yêu theo kiểu đó, anh cũng chỉ chọn người yêu của mình theo kiểu đó. Sao kỳ vậy? Anh mới thiệt là kỳ cục! Tại sao vậy, anh cũng không biết nữa. Từ hồi nhỏ cho tới giờ, anh không biết tán gái. Anh chỉ ngó ngó liếc liếc, thấy chịu đèn là xáp vô liền. Nhưng có chịu hay không chịu gì thì rồi Em cũng phải chịu mà thôi. Đố Em chạy đâu cho thoát. Nhéo mũi, cái anh này cứ làm tàng hoài!
Ngón tay vẽ vòng vòng trên ngực, ờ anh, anh có cưng Em không? Có, nhưng đứa nhỏ mà Em cưng nó quá, nó sẽ ra sao Em biết không? Dụ dự, thì... thì nó sẽ hư, thôi đi... ưưư... ưưư... nhưng mà Em, Em hứa chắc với anh là Em sẽ không hư đâu, anh cứ tin Em đi. Ờ, nè anh, Tết Trung Thu tới rồi, anh nhớ mua cho Em cái bánh Trung Thu nghe anh nghe. Đẩy nhẹ ra xa, tủm tỉm môi chúm, đố anh hun được Em. Chồm tới, Em ngoẻo đầu né sang một bên, rúc rích. Vòng cổ Em giữ lại, môi nhoài tới áp lên môi hồng ghì chặt, lưỡi dò kiếm. Umumum... anh đừng có ăn gian... umumum... Trò chơi con nít cút bắt ngộ nghĩnh. Nhả ra, như vậy là hun bằng lưỡi đó hả anh? Em cứ nghe nói hoài cho tới bây giờ mới biết. Anh dạy cho Em cái gì tầm bậy không hà! Rúc rích. Thỉnh thoảng, di chuyển qua ngang mặt, Em chợt dừng lại, cúi người tới trước, ưỡn mông ra sau, tủm tỉm chờ đợi. Xoè một lượt hai bàn tay ra vỗ lên đít Em một cái. Em chúi người lăn tăn bỏ chạy, ngoảnh đầu lại ngó, rúc rích buông cười. Như một con mèo con phá phách, nghịch ngợm. Tình yêu biến người ta thành con nít. Lẩm cẩm. Lố bịch.
Thương Em nhứt là những cái vụng về. Một bữa tình cờ giở sổ điện thoại, bắt gặp một trang giấy nhỏ nguệch ngoạc đầy những nét chữ học trò viết to ngay ngắn: “Em Yêu Anh. Em là..., người yêu cuối cùng của cuộc đời Anh. Em yêu Anh không dùng lời nào diễn tả được, và em sẽ rất buồn nếu như Anh trở về nước của Anh. Nhưng em cũng cố tự an ủi mình lại. Nhiều khi em rất muốn khóc nhưng cố ngăn mình không cho nó khóc. Vì em yêu Anh. E yêu A ./. ” Bên dưới, Em ký tên mình nhỏ xíu, ngộ nghĩnh, thấy thương hết sức. Tim bỗng rúng động khôn cùng. Một đêm cùng nằm bên nhau trong vũng trăng vàng lọt xuyên qua cửa sổ mở rộng, Em chợt hỏi bên xứ anh có mặt trăng không hả anh? Có chớ Em, ở đâu mà không có mặt trăng. Nhứt là nơi chỗ anh ở. Nhà anh ở từng lầu mười lăm, trước mặt không có cao ốc nào áng khuất. Những đêm rằm trời trong, trăng tròn mọc tít trên cao, sáng vằng vặc. Rồi đây khi trở về Paris, trong những đêm rằm chắc anh sẽ ngó trăng sáng trên trời mà nhớ Em ghê lắm! Em vòng tay ôm cứng ghịt siết, hun chụt lên má, rúc đầu vào ngực. Ờ, trong những đêm trăng sáng anh đừng quên ngắm trăng mà nhớ tới Em, nghe anh nghe. Ờ, mà anh, bữa trước anh nói cái gì mà lục tỉnh... mà thương Em... gì gì đó, Em quên rồi, anh nhắc lại cho Em nghe đi anh. “Anh đi lục tỉnh giáp vòng, Tới đây trời khiến đem lòng thương em”. Rúc rích, Anh đi lục tỉnh giáp vòng... tủm tỉm, Em chịu hai câu đó lắm!
Tay ngà ấm hỉnh ve vuốt. Anh, anh có thích không? Thích chớ. Anh có vui không? Vui chớ. Anh có sung sướng không? Sung sướng chớ. Thiệt không anh? Anh nói thiệt đó... Im lặng. Em cựa mình xích người lên trên, bàn tay mềm âu yếm ôm đầu siết chặt vào ngực mình, búp sữa nhỏ kề sát bên môi. Cử chỉ rất là hiền mẫu, rất là bản năng. Cái bản năng trời đã dành riêng cho người nữ, ban riêng cho giống cái để nuôi nấng, cho muôn loài được tiếp tục truyền nối, tiếp tục lăn trôi bất cưỡng vào luân hồi, vào sắc không không sắc... Em từ rửa mặt chân như, Nghiêng soi hạt nước mời hư không về. Thau hương hiện kính bồ đề, Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi...
Đêm. Vẫn đêm. Bồ Tát vẫn nghiêm trang trên bệ, mật ấn trụ vào các ngón, phóng quang xuống thế độ người trầm luân. Một tiếng chim kêu, trời vụt sa mưa ngùi thương lắc rắc. Giọt nước cành dương rưới xuống xoa dịu thống khổ muôn loài. Hơi thở vẫn đều, hơi thở thơm tho. Giấc mơ phơi phới. Giấc mơ tuyệt vời, lâng lâng lâng lâng... bềnh bồng bềnh bồng... lên tận chín từng mây, như lời Em diễn tả cái giây phút tột đỉnh thần tiên của mình. Và tiếng hát, tiếng hát vẫn còn đó, dìu dắt vào đêm sâu bất tận. Lời ca như tiên tri những ngày trước mặt, một tương lai rất gần đang xô tới. Thời gian bất cưỡng trôi cuốn. Từng chu kỳ từng chu kỳ tiếp nối rượt đuổi trên dòng biến dịch vô thủy vô chung. “Nhắm mắt, ôi sao nửa hồn bỗng thương đau, ôi sao nghìn trùng mãi xa nhau, hay ta còn hẹn nhau kiếp nào... Anh ở đâu? Em ở đâu? Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu...”
“Anh mong chờ mùa thu. Dìu thế nhân dần vào chốn thiên thai. Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay. Mùa thu quyến rũ anh rồi...” Tháng Tám, Tết Trung Thu sắp tới... Đã thấy bánh trung thu bày bán khắp nơi, trong chợ, trên vỉa hè, sạp báo, quầy thuốc lá, tiệm ăn, tiệm bánh mì. Đà Lạt bây giờ nhà cửa, tiệm buôn, khách sạn mọc lên san sát giống như mọi thành phố lớn khác. Cây cối, thông xanh đã bị đốn đi gần hết. Trời không còn gây gây lạnh. Cái nét nên thơ thần thoại đã từng được ca tụng một thời giờ đã mất. Hồ Xuân Hương, mùa mưa nước đục. Rong xanh quấn lấy chưn cầu bê tông dẫn vào chợ. Nhiều tiệm cà phê nho nhỏ chen lấn nhau trên dốc lên giành giựt khách. Nhạc mở lớn, nhạc thời trang bây giờ bụp bụp ào ào, lời lẩm cẩm, nghe vô cùng vất vả.
Tôi và Toàn buổi sáng điểm tâm xong thường ra ngồi ở cà phê Đà Lạt Phố, ngoại vi thành phố. Tiệm trang trí có gỏt, đẹp mắt, ấm cúng mà thoáng mát, nhạc chọn lọc êm dịu vặn vừa đủ nghe. Các cô phục vụ nho nhỏ, tre trẻ, xinh xinh, khép nép như học trò. Bo cho mấy em nhỏ chút đỉnh, mấy em nhỏ mừng lắm, cám ơn cám ơn, miệng cười xinh ngó thấy đến cảm động. Trò chuyện, thỉnh thoảng lạm bàn chút đỉnh với Toàn về giáo lý nhà Phật, về cách đối xử trong đời sống thường nhật. Toàn nhấn mạnh phương cách đi thẳng vào đời sống, thực sự trải nghiệm, đối đãi với nhau cho tử tế. Không chịu lối trả bài kinh điển khơi khơi. Tôi đã chứng kiến nhiều lần Toàn nói chuyện (giảng?) với các tử đệ. Có bận tôi nói với Toàn: “Khi chưa hiểu thì người ta còn nói. Một khi đã hiểu rồi thì người ta không còn gì để nói nữa”. Tịch lặng.
Xét lại dòng họ Lê nhà mình, theo Toàn, có sự trùng hợp liên tục và kỳ lạ. Ông nội Toàn (ba tôi) lúc còn sống đã hành xử nói năng rất là Mật Tông, mặc dù ông bù trất Mật Tông. Tôi thì sống và nghĩ vô tình theo lối Mật Tông mà không hay. Còn Toàn thì sau khi nghiên cứu khá nhiều kinh pháp và thử nghiệm, đã tự ý chọn cho mình con đường Mật Tông. Tôi không rành giáo lý nên chỉ biết ậm ừ cho qua thời buổi. Tuy nhiên, khi quán sát và suy gẫm lại, tôi cũng thấy giữa ba tôi, tôi và Toàn, trong cách sống, có nhiều điểm tương đồng. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Chú cháu nói chuyện rất tương đắc. Thế nhưng, khi lấn cấn bàn qua về tình cảm, về cảm xúc và yêu nữ thì chú cháu lại cãi nhau như giặc.
Đêm nọ, khi ngồi chung chiếc taxi nhà để đi về xóm nghèo, chú cháu ngất ngưởng ba ngù đã cãi nhau hung hăng tới mức anh tài xế teo quá phải lên tiếng can gián lia lịa, thiếu chút nữa lạc tay lái đâm bổ vào cột trụ bên đường. Mới sực nhớ dân nhậu ta đã có một câu rất thấm thía để răn đời: “Ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan, ăn phổi bổ phổi, còn uống rượu thì... bổ cột đèn”. Đêm khác, quá nửa khuya, đứng ngắm trăng sáng vằng vặc một mình thấy uổng quá, tôi bèn leo lên gác nắm chưn Toàn giựt giựt, dựng đầu dậy dắt ra sân bắt ngắm trăng cưỡng bách. Chỉ một ngón tay lên trời, tôi hỏi Toàn có thấy gì không. “Không!”, Toàn đáp sật sừ. Đưa chùm dạ lý lên mũi Toàn hỏi ngửi thấy gì không. “Không!” Chỉ xuống thung lũng hỏi Toàn nghe thấy gì không? “Không” Huề! Vậy là kể như huề. Cuộc lấy khẩu cung chấm dứt. Chia tay, ai về chốn nấy, hồn ai nấy giữ, cơm ai nấy ăn, giường ai nấy ngủ, mắt ai nấy nhắm.
Sực nhớ cái lần tôi cũng đã bị lấy khẩu cung tương tự, hồi ở nhà thương chạm dây Ville Evrard. Không phải bác sĩ tâm lý lấy cung. Hôm đó trời nắng rạng rỡ, tôi ra sân cỏ ngồi trên băng gỗ phơi nắng ấm, luôn tiện phơi luôn cái đầu mad mad của mình với mớ thần kinh hỗn độn rối nùi nhờ mặt trời đốt giùm. Đốt ai cũng vậy, đốt giùm tui tui cám ơn. Lim dim sật sừ. “Bonjour monsieur!” Tiếng chào lớn khiến tôi giựt mình sực tỉnh mở mắt ra ngó. Một gã trai trẻ trắng trắng xám xám cúi đầu lễ phép chào tôi. Có lẽ ngó thấy tôi là người Á Đông vàng vàng xỉn xỉn ngồi yên lặng lim dim rất ư là “Thiền” chí cốt, gã trai trẻ tưởng tôi là Tỳ Kheo sắp đắc đạo nên bước tới bái kiến để thỉnh ý tôn sư. Gã nghiêng mình dâng trình cớ sự: “Tôi luyện võ Nhựt từ hơn ba năm nay. Đọc trong sách võ thuật thấy nói có một vị Võ sư Trưởng phái nọ dạy các môn đồ rằng một khi các con đã luyện được rốt ráo võ thuật của Ta rồi thì các con có thể dời được trăng sao. Ông nghĩ sao về điều này?” Bị hỏi bất ngờ, Tỳ Kheo bí quá bèn đáp hoảng (nói Quảng nói Tiều?): “Trăng sao nó đang ở đó thì thây kệ nó. Mắc mớ gì mà phải dời trăng sao làm chi cho nó mệt?” Gã trai trẻ nghe tôn sư phán như vậy bèn thụt lùi chới với, đưa tay lên đầu gãi gãi, cố gắng động não để giải mã. Câu đáp thiệt hết sức bất ngờ – chính tôi đây cũng còn không ngờ. Đáp có vẻ siêu quá (ba trợn) và trẹo cẳng ngỗng, như tiếng hét của Thiền sư. Ngẩn người ra một hồi, gã trai trẻ buông ra câu kết: “Ông có lý!” Xong cúi đầu cám ơn Tỳ Kheo rồi bần thần lui gót. May quá! Chỉ sợ thằng nhỏ nộ khí xung thiên trổ võ Nhựt ra mà đục cho Tỳ Kheo phù mỏ. Hú vía! Tuy nhiên, gẫm lại lịch sử nhân loại, cái tham vọng làm Siêu Nhân của một vài thằng khốn kiếp nào đó há đã chẳng từng gây ra biết bao là đau thương tang tóc, biết bao là khổ ải lầm than cho con người hay sao?
Tối qua không ngủ được. Nhớ. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Bâng khuâng nhớ bậu chín chiều ruột đau. Lúc nào không ngủ được, tôi ngồi dậy rửa mặt rồi trở lại ngồi xếp bằng trên giường, lưng tựa gối nằm. Không phải ngồi thiền. Chỉ thử cố gắng cắt đứt dòng điện đang nuôi dưỡng những liên tưởng vớ vẩn hỗn loạn không dứt trong đầu. Một cách nào đó, muốn cúp điện. Nếu không được, tôi tự ý cho trí não mình bị tràn ngập bởi những lời vô nghĩa, không còn chừa một chỗ trống nào cho suy tưởng xen vào. Để cho thân tâm mình được trụ vào hiện tại toàn diện, uyên nguyên.
Đưa đầu ngón tay vuốt ve đôi vú tròn nhỏ của vị Nữ Thần Tây Tạng. Hơi đồng mát lạnh. Linh cảm một điều ẩn mật đang âm thầm chuẩn bị đâu đó, trên cao, dưới thấp, nơi gốc phù dung, cội dạ lý, đầu ngọn thông, hay bên kia đồi? Nữ Thần hay Bồ Tát? Gẫm ra một điều thật lạ kỳ chưa lý giải được. Trong suốt cuộc đời mình, khi bị hoạn nạn, tôi vẫn được một người nữ xuất hiện độ trợ, cứu vớt.
Ngay từ thuở mới lọt lòng, vừa chập chững được hai ba tuổi, tôi đã bị kiến lửa cắn nổi ghẻ mủ máu cùng mình. Đã có má Quán Thế Âm của tôi thức đêm thức hôm soi đèn mù u xức ghẻ để vá víu cho tôi nguyên vẹn lại hình hài. Rồi lớn lên đi học tiểu học trung học, đã có những bà-già-quê-hương, những bà-già-cà-rem, bà-già-đậu-lép thị hiện dạy cho tôi lòng thương người và cùng xẻ chia cái thân phận hẩm hiu của kẻ khác. Viết tới đây, tôi lại rưng rưng nước mắt. Tới lúc năm sáu tuổi, tôi đã khóc đứt ruột Em Vịt Vàng Nhỏ của mình bị xe nhà binh cán bấy nhậy trên mặt lộ đá lởm chởm một buổi chiều giáp Tết. Biết đâu chừng Em tôi lại chẳng là một em vịt gái nhỏ tự hủy thân mình để dạy cho tôi lòng từ bi thương xót muôn loài. Nước mắt nhỏ giọt ròng ròng. Sao trong lòng mình lại có quá nhiều mối thương tâm, trời hỡi!
Hồi còn đi làm việc những lúc thân sơ thất sở, đã có những người đàn bà chợt từ đâu tới hết lòng giúp đỡ. Lúc Miền Nam thất thủ năm 75, kẹt lại ở Paris, tôi mất hết, kể cả vợ con (bặt tin). Đã có những bà Givral, bà Pauline lo cho tôi việc làm và giúp đủ mọi thứ trong buổi đầu vô cùng khó khăn. Lúc tôi nằm nhà thương điên ngáp ngáp chỉ còn nghĩ đến tự tử, đã có bà Lauvray vào tận bệnh viện giải thích luật lao động (tôi đã hết hiểu hết biết) và lo hết mọi thủ tục cho tôi được hưởng trợ cấp nghỉ việc vì lý do sức khỏe. Lúc say ngất té chết giấc bên lề đường, lại có người thiếu nữ không biết tên lượm tôi lên và chở về nhà. Và còn những ai nữa tôi vô tình bỏ sót. Đó là những vị nữ Bồ Tát thị hiện trong đời thường của tôi.
Trong đời sống yêu đương, lại có những người nữ khác thị hiện. Thời mới lớn, tôi bị khủng hoảng tuổi trẻ, cô đơn, xa nhà. Tôi dời chỗ trọ rồi dung rủi gặp gỡ Hoa tại xóm Bến Đò. Nàng ban cho tình yêu đầu tiên và nụ hôn đầu đời. Năm sau, tình dục bắt đầu ám ảnh nặng nề. Bỗng Tuyết lạc bước từ Gò Công đến kịp thời khỏa thân mát mẻ thổi dịu bớt lửa dục đang bốc cháy phừng phừng trong tôi. Thời du học, lại rơi vào ngục tù cô đơn và ám ảnh tình dục, sắp chết ngộp. Diane, người em Xóm Học chợt lọt vào đời hết sức tình cờ, trao tặng thân trăn mềm và ngực no nê cứu vớt. Trở về Xứ Tuyết, đau khổ tuyệt vọng cùng cực. Một tối nọ Louise kịp đến khỏa thân nồng nàn sưởi ấm. Cùng lúc trôi dạt lại Danyèle, tóc vàng mắt xanh, ngó thấy mê liền. Về nước, thời chiến tranh lại có những em Kiều làm cho tôi quên bớt bom đạn mà chịu trận dài dài. Quay lại Paris, điên điên, vào bệnh viện tâm thần, dù không hẹn mà lại gặp gỡ Evelyne, em điên xõa tóc, khiến cho tôi khuây khỏa bớt đi cơn điên của mình. Đó là chưa kể Ánh, vị nữ Bồ Tát thường trực trong đời mình. Lần này, để xa lánh những phiền toái trầm trọng làm mình muốn phát điên ở Paris, tôi đã đột ngột trở về quê hương, không hề trù liệu trước. Hơn nữa, lại trở lên Đà Lạt vì tình cờ có Toàn trôi dạt về đó rồi cuộc đời đưa đẩy, định cư luôn tại đây vừa được hai năm nay. Để rồi nơi thành phố cao nguyên này, thình lình trong một đêm trăng sáng, Em đã bước xuống trần khỏa ngực tròn thanh tân tế độ.
Định nhãn rất lâu trước tượng Phật thích Ca nằm soải dài trên bệ, tôi trực cảm có điều gì vô cùng linh diệu sắp xảy tới, rất gần. Như một hẹn hò không thể tránh được với định mạng. Một cuộc hẹn hò với ngưỡi nữ vào khoảng cuối đời mình để dẫn dắt tôi ra khỏi các tuyến lực của từ trường luyến ái mãnh liệt, tự muôn đời hít cứng nam vào nữ, đực vào cái, âm vào dương. Một cuộc hẹn hò đã được chuẩn bị và ghi chép sẵn trong biệt nghiệp của mình. Cái biệt nghiệp tự đời nào lăn trôi, biến dịch, thay hình đổi dạng, cái biệt nghiệp vốn đã buộc chặt vào đời mình không có cách gì gỡ ra được từ muôn vạn kiếp... Đèn một đêm nào soi chung bóng, cho anh nhìn kỹ mắt Em sầu, cho anh hôn nhẹ triền môi ấy. Đời hết yêu thì thôi thương đau. Ninh Chữ, tên của bạn tôi, con người lãng mạn hào hoa đã viết lên bốn câu thơ đó. Và cũng là tên của làng Em, nơi Em đã cất tiếng chào đời cách đây mười chín mùa giông biển bạt ngàn.
Buổi chiều xuống chầm chậm ngoài sân nắng. Có tiếng chó sủa văng vẳng từ đầu xóm vọng lại...
Lưỡi buông lưỡi, môi nhả môi tìm hơi thở. Nới lỏng vòng tay siết. Vuốt ve tóc mềm, nựng nịu gò má. Giờ ra chơi. Nằm bên nhau nghỉ xả hơi, entracte. Để dĩa nhạc Em ưa thích nghe lại. Chưa gặp Em tôi vẫn nghĩ rằng, Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng... Anh đã nói rồi mà Em vẫn cứ quên tựa hoài, bài gì vậy anh? Mộng Dưới Hoa. Dưới hương hoa thơm ngát mơ màng mộng thấy Em. Mà Em có biết lời ca của anh đặt không? Nó như vầy: “Chưa gặp anh Em đã có bầu, với chàng trai trẻ đẹp như trâu...” Thôi đi anh ơi! Đẩy vai rúc rích, anh cứ hát tầm bậy không hà!
Đưa một ngón tay chỉ lên bệ cao, Em hỏi tượng gì vậy anh? Tượng đó là tượng Phật. Xạo hoài! Tượng Phật thì phải ngồi xếp bằng chớ Phật gì mà lại nằm? Phật mà Em phát âm là “Phặc” giọng Ninh Chữ ngộ nghĩnh. Đó là Phật Thịch Ca lúc ổng sắp nhập Niết Bàn. Nếu nhập Niết Bàn thì ông Phật phải đứng dậy để mà đi vô Niết Bàn chớ sao lại nằm? Thì đứng hoài mỏi cẳng nên ổng nằm xuống một cái cho nó khoẻ cái lưng. Cũng như anh với Em bây giờ đương nằm cho nó khoẻ vậy đó. Bộ Em không thấy ổng khoẻ re nên ổng mỉm cười đó sao? Em ngoảnh mặt lại ngó người rồi ngó tượng. Tủm tỉm. Ờ, mà anh... lúc nào anh mỉm cười, Em thấy anh giống ông Phật ghê vậy đó! Anh là ông Phật mà trời tặng riêng cho Em, phải không anh... phải không anh, anh ừ đi. Đặt tay lên đồi non mơn trớn, anh là Phật nhưng mà là ông Phật thích sờ vú. Ờ ờ... rúc rích, anh nói thiệt là trúng đó, anh là ông Phật thích sờ vú, nhưng mà ông Phật của riêng một mình Em thôi. Ông Phật gì mà kỳ cục! Rúc rích. Trong đời mình đã từng trải qua nhiều cuộc tình thịt da hừng hực, đã từng lội trèo ngất ngư núi đồi chớn chở, đã từng ngộp thở chết giấc nhiều phen giữa hai lượn sóng nhồi bông êm đềm. Nhưng chưa bao giờ tận hưởng mê man, hít thở ngạt ngào nguồn sữa mật của người nữ như trong thời gian này. Hoan mê. Đắm đuối. Đôi vú non săn cứng no tròn của Em mới sao mà mơn mởn tuyệt vời! Đôi khi anh muốn tin trên đời chỉ có đôi vú Em là đáng kể...
Ờ, mà Phật ơi, Em muốn có một đứa con với ông Phật của Em. Ý! Em đừng có nói hoảng, không được đâu. Sao kỳ vậy? Sao ông Phật không muốn cho Em một đứa con, bộ Phật không thương Em hả? Anh không muốn tại vì anh không lo cho Em được. Bỏ Em ở lại một mình, Em lấy gì mà nuôi con? Thì có gì ăn nấy, Em ăn cái gì nó ăn cái đó. Thôi thôi cô nương ơi, cô đừng có tính chuyện phiêu lưu văn nghệ, anh không chịu đâu. Nhưng mà Em muốn... ưưư... ưưư... Tiu nghỉu, nín thinh. Ờ mà anh, Em để ý lần nào gặp nhau anh cũng nói “Ngó Em thấy thương hết sức, nhưng biết làm sao bây giờ!” Sao anh cứ than như vậy hoài, Em không hiểu. Sao vậy hả anh? Ngẫm nghĩ, cũng chẳng biết giải thích sao, hiểu rõ nỗi bất lực của mình trong cố gắng tìm ra một lối thoát-mà thoát đi đâu và để làm gì mới được chớ?
Những lúc nằm ôm Em trong lòng, cũng có đôi ba lần giải thích cho Em hiểu là chỉ có thể cho Em được những vui sướng phù du, những hạnh phúc ngắn ngủi khi gần bên nhau, những giây phút khoái cảm tuyệt vời khi cùng nhau cộng hưởng thịt da nối liền. Anh chỉ cho Em được có bao nhiêu đó thôi, không thể tiến xa hơn nữa. Em không thể nào tính chuyện lâu dài với anh được. Anh chỉ còn độ mười năm góp mặt trên cuộc đời này, nhưng Em, Em còn những ba bốn chục năm. Xa nhau rồi, anh mong Em sẽ gặp được một người đàn ông khác tử tế, lớn hơn Em khoảng mười tuổi, có thể bảo đảm được đời sống cho Em. Em sẽ yêu người đó và anh cầu mong cho Em được nhiều hạnh phúc. Em cũng biết, anh thương Em nên anh mong muốn Em được mọi điều may mắn, mọi điều tốt đẹp, dù là không phải với anh. Dĩ nhiên là anh sẽ đau khổ. Rất đau khổ. Nhưng anh chỉ ao ước có bao nhiêu đó, anh chỉ... Thôi! Em ngắt ngang, vùng vằng, thôi đi anh ơi... hưhưhư... anh đừng có nói nữa, Em không chịu nghe đâu. Em chỉ biết có ông Phật của Em, Em chỉ yêu có ông Phật của Em mà thôi... hưhưhư... Bây giờ Em mới biết là chỉ có ông Phật của Em là thương Em nhiều nhứt, nhiều hơn cả mẹ Em thương Em nữa. Từ ngày quen anh, anh đã biến Em thành một người con gái khác. Em mới biết được yêu là ra làm sao. Bây giờ anh xúi Em bỏ ông Phật của Em, Em không chịu đâu... hưhưhưhư... Vuốt tóc Em, vuốt nhè nhẹ, vuốt tới vuốt lui, thở dài – lại thở dài. Chịu thua Em. Hết thuốc chữa!
Tính nhẩm lại cuộc đời tình ái của mình. Sao cứ thở dài dài dài, sao cứ chia tay dài dài, sao cứ cách trở dài dài. Toàn những cuộc phân ly đôi ngã nghìn trùng, không còn bao giờ hẹn gặp lại nhau lần nữa. Chớm mười chín tuổi đã bỏ Tuyết lại bên bờ Tiền Giang bay sang Xứ Tuyết du học, cách nhau một đại dương. Rồi ở quê nhà, bất thần Tuyết ngã ra chết tức tưởi. Vĩnh biệt không ngờ! Thôi nhé, em về yên Xóm Cỏ... Những năm tháng lang thang xứ người, kết tình với Người Em Xóm Học ở Paris thời sinh viên, sống vội vã. Trời mùa đông Paris, Suốt đời làm chia ly! Hết mùa hè, chia tay Diane, vượt Đại Tây Dương trở về Québec. Không hề gặp lại một lần nào nữa Người Em Xóm Học. Về lại Xứ Tuyết, kết tình với Louise (đó là chưa kể Danyèle). Để rồi chia tay nàng, quay về cố quận, Thái Bình Dương chia lìa đôi ngã. Tàn cuộc binh đao, đất nước nát tan vì bom đạn, may mắn còn sống sót, bỏ xứ ra đi. Dung rủi gặp gỡ lại Người Em Xứ Tuyết tại Paris một tuần lễ. Rồi lại chia tay lần nữa. Nàng trở về Québec, lại cách trở một đại dương. Ngờ đâu giã từ vĩnh viễn! Nàng nhắm mắt bỏ cuộc, xuôi tay nửa chừng. Tháng Tư 75 kẹt lại Paris, bỏ lại Sàigòn đôi ba người tình không kịp từ giã. Ngăn cách nhau một lục địa, chẳng trông mong gì gặp lại người cũ. Đường phố Sàigòn bưng bít gió, Em biết nơi nào gửi nhớ thương?
Giờ đây lại sắp xa lìa Em Đà Lạt đang giữa chừng cuộc yêu đương để quay trở về Paris. Lại trắc trở nhau một lục địa, nhằm lúc mùa thu mưa phùn thấm ướt Kinh đô Ánh sáng. Les feuilles mortes se ramassent à la pelle... Des jours heureux où nous étions amis. En ce temps-là la vie était plus belle… Làm nhớ tới một mùa thu Paris nào đó, thời còn là sinh viên. Mùa thu âm thầm, bên vườn Lục Xâm. Ngồi quen ghế đá, không Em ôi buốt giá từ tâm... Biết có còn gặp lại Em nữa không? Biết Bao Giờ! Vẫn lại “biết bao giờ?”, như mấy chục năm trước đây với Người Em Xóm Học. Chia tay vĩnh biệt tại ga Saint Lazare, tương tư đôi chốn tình ngàn dặm, Vạn lý sầu lên tiếp nối mây. Ôi! Biết bao giờ! “...Hãy nằm im và đừng hỏi tại sao. Đừng hỏi tại sao những con ruồi say nắng, rụng cánh nằm chết trên bàn tay ấm áp của mùa hè”. Có phải, thêm một lần nữa trong đời, lại sắp rụng cánh rã rời trong mùa thu năm nay? Chiếc lá cuối cùng! Mùa hè, rụng. Mùa thu cũng rụng. Lần rụng cuối cùng. Người yêu cuối cùng. Si tình lần cuối. Yêu đương lần cuối. Rồi chết vì tình. Ôi! Nghe nó sao mà lãng mạn, héros romantique, muốn rụng rún!
Cứ buông thả mình sống theo bản năng, như loài thú. Cho đến chừng nào? Trước đây lâu lắm rồi, đã có lần chép cho Người Em Xứ Tuyết mấy câu thơ thấm thía của Eluard: “Cứ mài miệt làm một kẻ bất lực để chế ngự nỗi u mê của mình về chính mình và về định mạng, có lẽ anh sẽ đứng về phe những nhân vật khác hơn là những nhân vật mà anh đã từng bày đặt ra”. Nhưng liệu có làm như Eluard được không? Liệu có rứt ra khỏi bản năng được không? Lần này ở Đà Lạt, thêm một lần nữa (lần cuối?), lại chạy theo bóng hồng, chạy theo yêu nữ. Nhưng lần này, cuộc tình vừa mới chớm mà đã chia tay. Chưa biệt ly mà đã xa nhau, Lúc biệt ly rồi xa đến đâu? Thái Bình Dương. Đại Tây Dương. Châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Cách nhau một đại dương. Cách nhau một lục địa. Cái biệt nghiệp nào cứ trói buộc vào Paris? Đi đâu thì đi, rồi cũng quay về Paris. Như thỏi sắt nằm trong một từ trường mãnh liệt, réo gọi, cuốn hút. Ở Québec, rồi cũng bay sang Paris. Về Sài Gòn, rồi cũng quay lại Paris. Tới Đà Lạt, rồi cũng bay về Paris. Bỏ lại mỗi thành phố dăm ba người tình để trở về đoàn tụ với Paris. Paris, ôi Paris! Paris nghiệt ngã. “Trời mùa đông Paris, suốt đời làm chia ly!” Đà Lạt đang vào thu. Trời mùa thu Đà Lạt, sao cũng làm chia ly? “Trời mùa đông Paris, chưa bao giờ buồn thế!” Trời mùa thu Đà Lạt, chưa bao giờ buồn thế! “Hôn nhau phút này, chia tay tức thì. Em ơi khóc đi Em, khóc đi Em, khóc đi Em!...”
Chiều qua ngồi ở cà phê Đà Lạt Phố, Toàn kể lại một hiện tượng kỳ lạđã xuất hiện ở vùng Hắc Dịch, nơi Toàn dựng am mây Huyền Ân một thời. Chớm bình minh, lúc trời còn lù mù, sương lam chướng khí còn chìm đọng giữa rừng cây lưa thưa, nhiều chấm sáng lờ mờ được thắp lên cùng lúc. Các ngọn đèn mờ mờ ảo ảo bắt đầu giăng ngang một chặp rồi từ từ di chuyển lặng lẽ quẩn quanh giữa các hàng cây rất lâu. Cho đến lúc mặt trời chuẩn bị mọc lên thì biến mất. Sáng nào cũng vậy. Người trong vùng Hắc Dịch ai ai cũng đã đều chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này. Và ai nấy cũng đều rất kinh sợ, không dám bước chưn ra khỏi nhà vào lúc bình minh. Hỏi ra mới biết nơi này khi xưa có bệnh viện dã chiến của du kích quân đào sâu dưới mặt đất. Bệnh viện sơ sài, thuốc men sơ sài, dụng cụ sơ sài, mổ xẻ sơ sài, cưa cắt sơ sài. Rất nhiều du kích quân tuổi hãy còn trẻ tử vong. Thỉnh thoảng người ở Hắc Dịch có rước Thầy tới cúng cô hồn giải oan. Hiện tượng biến mất. Được vài hôm, những ngọn đèn ma xuất hiện trở lại như cũ. Trong trường dạ tối tăm trời đất, Xót khôn thiêng phảng phất u minh...
Tối đêm qua, thêm một lần nữa, lại không ngủ được. Tờ mờ sáng, mở toang cửa, ngồi xếp bằng trên nệm ngó qua bên kia đồi. Sương mù từ dưới thung lũng bốc lên rồi bay đi, khi ẩn khi hiện, khi dày khi mỏng. Đàng xa xa, hai cây thông vươn lên đứng tĩnh lặng. Vọng lại tiếng lao xao bất định, như gió lùa, như nước chảy xì xầm. Chợt một bóng trắng từ thân cây ló ra rồi thụt ngay vào. Lại ló ra, lại thụt vào, nhiều lượt. Rồi ngưng. Im ắng, hồi lâu. Bóng trắng lại xuất hiện, dừng lại một chặp, rời khỏi thân cây, di chuyển sang cội thông bên kia, biến mất sau thân cây. Một chặp. Lại xuất hiện, di chuyển ngược sang thân cây bên này, rồi xê dịch qua lại nhiều lần, như hồn ma vất vưởng. Đoạn biến mất sau một lùm bụi um tùm ở giữa. Tim đập mạnh hồi hộp. Hắc Dịch! Hắc Dịch! Khép hờ mắt lại tĩnh tâm. Hồi lâu, mở mắt ra định thần, phóng tầm nhìn ra xa xa. Lay động mơ hồ trong sương mù, một bóng hình gì đó, như thể là... Sương mù cuốn đi, hai cây thông hiện nguyên hình, ngọn thông vươn nhọn lắc lay. Bỗng từ lùm bụi khi nãy, một bóng trắng xuất hiện, la đà mặt đất, dừng lại. Đoạn di chuyển nhanh xuống thung lũng, biến mất. Chặp sau từ dưới thung lũng vọng lên tiếng sủa văng vẳng. Một con chó trắng!
Bóng ma xuất hiện khi nãy trước mắt mình, trong tâm tưởng mình chỉ là một ảo giác... “A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ... Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ ta bà ha!” Vãng sanh Tịnh độ Thần chú.
“Anh mong chờ mùa thu. Trời đất kia ngả màu xanh lơ. Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa, bên những bông hồng đẹp xinh...” Một chiếc lá vàng tươi tắn thoắt rụng, lao chao rơi xuống, xuống thật thấp rồi vụt bay lên, chớp cánh hoá thân làm con bướm vàng lượn qua lượn lại, chập chập xếp cánh rớt xuống, biến thành chiếc lá vàng lao chao rơi rụng. Vài con chim sẻ vụt ngang, liệng xuống thung lũng bài ca ríu rít. Không gian dày đặc âm thanh. Từ đầu xóm vọng lại tiếng kinh tụng thu sẵn trên băng nhựa “Nam mô A Di Đà Phật... Nam mô A Di Đà Phật...” Đó là kinh? Là chân kinh dìu dắt đời sống, hướng dẫn chúng sanh? Không! Kinh không nằm trong kinh Phật, kinh không nằm trong Kinh Thánh, kinh không nằm trong kinh Coran, kinh không nằm trong một bộ kinh nào hết. Mà kinh nằm trong trời đất. Lời kinh nằm trong tiếng chim kêu, tiếng nước chảy, tiếng gió thoảng, tiếng thông reo. Lời kinh là tiếng gà gáy, tiếng ngỗng kêu, ting dế run, tiếng chó sủa. Lời kinh thoát thai từ vang động vô thanh của cánh bướm. Lời kinh thị hiện trong âm ba tịch lặng của ánh sáng mặt trời. Trong hơi nóng vô lượng, đời sống bừng lên hơi thở, mây bay gió cuốn, nước chảy hoa trôi, chớp giăng sấm động, muôn loài nảy sinh, chúng sanh trùng trùng duyên khởi. Và trong hằng hà sa số chúng sanh đó, tôi là một chúng sanh còn đang lạc lối trong mê lầm. Không có mê lầm làm sao kinh được viết ra?
“Mây bay về đây cuốn trời. Mưa rơi làm rụng lá vàng. Duyên ta từ đây lỡ làng, còn đâu những chiều dệt cung đàn yêu...” Xóm này không có lấy một người đàn bà đèm đẹp. Xóm này không có lấy một cô gái xinh xinh. Xóm này chỉ có con kỳ nhong hong nắng, con sóc nhỏ lăng xăng, con chó cái nhiều vú hiền hậu, con gà giò trụi lông anh dũng và bầy ngỗng yêu nước om sòm. Và giờ đây lại có thêm một người từ đâu trôi dạt về, sớm sớm chiều chiều ôm lục huyền cầm ngồi đờn xuống thung lũng. “Anh mong chờ mùa thu. Tà áo xanh nào về với giấc mơ...” Bỗng nhiên một phép lạ giáng trần. Giấc mơ hiện về. Một cô gái mặc áo dài vàng cam đứng bên hiên nhà đàn ngỗng đưa tay ngoắc ngoắc. Ngoắc cả hai tay, ngoắc cả hai cánh tay, ngoắc cả hai tà áo, ngoắc không mỏi tay, ngoắc không định hướng. Nhẹ bàn tay nhẹ bàn tay, mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông... Ngón đàn trở nên dìu dặt hơn, những mong thấu đến tai tình nương từ lâu mơ ước. “...Màu áo xanh là màu anh trót yêu. Người mơ không đến bao giờ...” Người mơ sẽ không bao giờ đến, người mơ sẽ không bao giờ đến được. Máng trên dây phơi bên hàng xóm, chiếc áo dài màu vàng cam đang đùa theo gió xanh tung bay phất phới.
“Thu nay vì đâu nhớ nhiều. Thu nay vì đâu tiếc nhiều. Đêm đêm nhìn cây trút lá, lòng thấy rộn ràng, ngỡ bóng ai về...” Có phải Em sẽ lại trở về tối nay, nụ cười tủm tỉm, đôi vú no tròn, hơi thở thơm tho, thân non chín từng chớp cánh, đôi mắt ngây ngô lóng lánh trong bóng đêm thân mật. Hay Em sẽ không còn bao giờ về nằm lại trên cánh tay, giọng nói trẻ con ngoan hiền rủ rỉ. Em đã hoá thân trở lại thành người tình Tiền Giang đứng tắm truồng trên sàn nước, đôi vú dậy thì sữa mật lấp loáng trăng vàng ngất ngây mùa hạ cũ. Ôm sát chiếc lục huyền cầm vào lòng, các ngón tay chạy trên dây tơ bật nảy điệu nhạc gợi lên những lời ca mà Em hằng ưa thích... Chưa gặp Em tôi vẫn nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng...
Chiếc áo thun ngắn tay màu rượu đỏ Em bỏ quên một tối nọ nằm im lìm hong nắng lặng lẽ trên dây phơi. Chiếc áo thân mật như một lời tình tự trong đêm, như một dư hương lưu luyến còn đọng lại trên mặt gối, như một hiện diện mong manh không thể bôi xoá được trong cuộc đời ngay tại giờ phút này, ngay tại đây, và vẫn còn đang hô hấp không ngừng. Có phải khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt ngờ nghệch, nụ cười tủm tỉm chợt xuất hiện từ vầng nguyệt bạch một đêm trăng sáng nào ngập tràn tiếng dế kêu chỉ là một ảo giác?
Bagnolet, ngoại ô Paris, tháng năm 2006
KIỆT TẤN
Thơ trong bài này mượn của Kiều, Nguyễn Du, Cung Oán, Hàn Mặc Tử, Đỗ Phủ, Trương Kế, Bạch Cư Dị, Ca dao, Nguyễn Bính, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh, TTKH, Vĩnh Lộc, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Ninh Chữ, Cung Trầm Tưởng, Jacques Prévert, Paul Eluard và của chính tác giả.Lời ca trích từ các nhạc khúc của Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý, Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Lê Hoàng Long, Lê Trạch Lựu, Ưng Lang, Y Vũ và Đỗ Lễ.
tương tư phố nhỏ bụi hường lao xao
xanh xanh xanh gọi nắng vào
nghiêng nghiêng nghiêng trắng lượn chào vàng lên
vùi chôn trí nhớ đầu ghềnh
hồn nhiên hạnh phúc lênh đênh cũng gần
Bình Dương. Địa danh y như tên của một người đàn bà đẹp. Người Đẹp Bình Dương! Nghe tên đã muốn cắn ngập răng vào trái măng cục. Bẻ vỏ tím (thương nhớ) ra, bày lộ mấy múi măng trắng phau tươm ngọt. Đặt lưỡi thèm muốn lên đó mà… « Anh ơi anh ơi! Nếm thử thương đau… khi hạnh phúc qua mau ». Xưa Thủ Dầu Một (tại sao Một mà không phải là Hai?) Nay Bình Dương. Giờ lại phục hồi Thủ Dầu Một. Miền đất có nhiều trái cây thơm phức, nhiều sông ngòi quanh co nước ngọt. Con gái mới lớn miền đất này mủm mỉm trắng tươi. Yêu nhau cảm động dường nào, Anh về đất rộng cúi chào Bình Dương.
Thành phố còn thiêm thiếp trong hơi mát um tùm sáng chúa nhật. Ngày của Chúa. Ngày nghỉ của Chúa. Một ngày nghỉ của rất nhiều người trên thế giới, trong đó có dân Việt Nam. Nhưng ở đất nước nhiều nắng, nhiều mưa và nhiều cuộc binh đao này, chiến tranh không biết chúa nhật là ngày gì hết. Lúc nào cũng gay cấn, tại sao phải nghỉ? Lãng xẹt! Nghỉ thì súng đạn mìn bom hỏa tiễn trót lỡ chế tạo ra rồi biết để đó cho ai? Chứa hoài thì lỗ nặng. Bắt buộc phải tiêu thụ. Muốn tiêu thụ thì phải tạo chiến tranh - chiến tranh ở xứ khác, ở lục địa khác thì tốt hơn. Còn nếu như sản xuất mà không bán được, không tiêu thụ được thì lỗ chết. Lỗ chết thì lấy gì mà cho con cái vào các đại học đứng hàng đầu thế giới? Lấy gì mà bao hàng trăm gái đẹp thơm nhứt địa cầu? Lấy gì mà du thuyền, mà áo lông, mà nữ trang, mà caviar, mà champagne, mà tranh cử tổng thống, nghị sĩ, dân biểu hay cái mẹ rượt gì đó?
Từ Bến Cát vọng lại nhiều tiếng trọng pháo ì ầm làm chấn động thành phố. Không có chúa nhật nghỉ bắn ngoài mặt trận, không có Giáng Sinh ngưng dội bom ở chiến trường, không có Tết nhứt hưu chiến trên toàn lãnh thổ. Chỉ khéo vờ vịt và lường gạt trắng trợn có dự mưu trước. Tết Mậu Thân 68, lửa sắt đạn bom hỏa tiễn thịt máu ruột gan chưn cẳng óc mũi bay văng tứ phiá vừa mới qua được hai năm. Lại sắp Tết. Thì cứ tỉnh queo mà ăn Tết. Có teo cũng chỉ càng thêm mất vui mà thôi. Rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì hết. « Hoe du gô, ai gô theo. Hoe du teo, ai teo theo! » Mà một khi các anh đã teo rồi thì mấy em hồng nhan bạc mạng biết moi đâu ra tiền mua sữa cho con so nó bú - chồng mới vừa đền nợ nước (vinh quang!)
Ban Mê Thuột. Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu… Đưa khách hay « đi » khách? Tôi đã gặp em đêm ngủ tại Ban Mê Thuột lần đầu tiên cùng với Nhựt trong chuyến ra chơi Nha Trang lần thứ hai. Nhớ tên em không ra. Em đến tận khách sạn nạp mạng cho hai chằn. Bà chủ trẻ của khách sạn hướng dẫn giới thiệu. Gái một con trông mòn con mắt. Làm tôi nhớ Trang Bông Gòn, động bà Đại Phú Nhuận. Nụ cười hiền bẽn lẽn, vân vê vạt áo bà ba. Nhựt lúc nào cũng thảo ăn, cho tôi đi tiên phuông mở trận. Tôi vốn mê bưởi Biên Hòa. Cặp bưởi lớn trắng tươi thấy mà ham. Nhưng lần này bưởi không ngọt, không lạt mà có vị mằn mặn béo béo. Sáng hôm sau, tôi bị sôi ruột sình bụng và đi tướt lỏng le như con nít. Sau khi tôi phơi thây ngoài chiến trường, tới phiên Nhựt, toàn những thằng phải gió (cao nguyên). Xong ba đứa nằm ngửa ra ngó trần nhà thở dốc, em nằm giữa. Tôi và Nhựt hút thuốc nói chuyện bá vơ, em im lìm, không nhúc nhích cục cựa. Bà chủ đã thu xếp cho em ở lại, bao trọn đêm. Hồi lâu em e dè nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi hai anh có đi nữa không… (Im lặng)… Nếu không, hai anh cho em về, sợ con em nó khóc… nó… nó… nó khát sữa… hai anh thông cảm… nó khát sữa nó khóc. Tôi rụng rời. Lật đật đỡ em ngồi dậy, thôi thôi em hãy ra về cho lẹ lẹ. « Lau mắt đi em, đêm đã khuya rồi, buồn chi nữa em. Em hỡi đôi mình!... » Đó là lần đầu mà cũng là lần cuối cùng tôi tới chơi thành phố này trước khi quân Bắc Việt tung chiến xa ào ạt đánh vào Ban Mê Thuột tháng ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ toàn diện của miền Nam vào tháng Tư kế tiếp, không đầy sáu mươi ngày chạm súng. Hốt sòng dễ ợt! Ăn gọn không ngờ!
Dậy sớm bửng trong một ngày chúa nhật trễ nải ở thành phố nhiều cây. Những hàng sao cao vút rì rào trò chuyện bâng quơ đợi nắng. Trâm, Tân, Lộc và tôi ngồi ở sân thoáng mát sau nhà. Im lặng. Đợi nắng. Bốn ly rượu vang trắng Alsace vơi nửa chừng, hậu vị dịu ngọt. Tôi vừa đi học thêm ngành định chuẩn sáu tháng ở Pháp và Bỉ mới về, cái lạnh xứ người còn tồn đọng tê tê trong da thịt. Thỉnh thoảng vẳng lên từ xa xa mấy tiếng đại pháo gầm gừ dọa nạt. Bến Cát, Lái Thiêu, Cát Lái hay Lai Khê? Lộc làm hiệu trưởng trung học Trịnh Hoài Đức Bình Dương, thường lui tới nhà Trâm khá thân nên dắt tôi lên chơi ngày thứ bảy. Nhậu nhẹt tưng bừng ở quán nhà sàn không có tên dựng bên sông Bình Dương. Ngất ngư. Ngủ lại đêm ở miền đất màu mỡ, cây lá um tùm.
Trâm có chồng từ lúc còn học ở Pháp. Sau đó ly dị. Hiện sống với hai đứa con gái và một trai tại Bình Dương. Tánh tình tự nhiên, cởi mở, biết uống rượu và có thể cầm cự được tới khuya - còn khuya mới giã từ vũ khí! Lần đầu tiên mới gặp tôi mà Trâm nói dường như là gặp gỡ lại một người quen, quen lắm, đã quen rất lâu. Phần tôi, tôi cũng cảm thấy như vậy. Kỳ lạ lắm. Mà cũng chẳng lạ lùng chút nào. Mới mở lời mà tưởng chừng như tiếp nối lại một câu chuyện đang nói dở dang tối hôm qua, tuần rồi, tháng trước, năm ngoái. Vừa nói nửa chừng, đã hiểu.
Bàn về dự tính, Trâm hỏi tôi có dự tính gì không. Tôi nói tôi có dự tính thủ tiêu trí nhớ. Người ta cần có trí nhớ để tiếp tục, nhưng cần phải lãng quên để sống. Một bận nọ ở Bagnolet say quên trời quên đất, tôi té gục bên lề đường dưới trời mưa buốt giá. Một người đàn bà trẻ tình cờ đi ngang vội vàng vực tôi dậy và chở về tận nhà. Cô ta kể lại rằng trong lúc hết còn biết gì nữa, tôi vẫn cứ lảm nhảm : « Je veux détruire ma mémoire… Je veux détruire ma mémoire… Tôi muốn hủy diệt trí nhớ… Tôi muốn hủy diệt trí nhớ… » Cô đoán có lẽ tôi đang đau khổ tột cùng nên mới thốt lời như vậy. Có phải lần này, thêm một lần nữa, Bồ Tát Quán Thế Âm lại thị hiện trong đời tôi? Cũng như Trâm bây giờ. Tôi đang chịu trận một cơn khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng. Tôi đang bị yêu nữ vây kín trong một thành phố bị bom đạn vây kín trên một đất nước bị chiến tranh vây kín. Càng dẫy dụa, những vòng tay lụa bạch càng siết chặt, những vòng kẽm gai trùng trùng càng siết chặt.
Muốn phá vòng vây, cắt bỏ hết, chặt bỏ hết. Thèm được sống hồn nhiên, cười hét, la giỡn, tắm trong nước đục, lăn trong cát, vùi trong bùn. Hình như Chúa nói chỉ những đứa con nít hồn nhiên mới vào được nước Chúa. Tôi không ham muốn vào nước Chúa. Tôi chỉ muốn được sống hồn nhiên ngay bây giờ và ngay tại đây, giữa nắng nôi gió nước phù sa lồng lộng nầy, giữa trời đất bao la tự tại nầy. Khi nắng mọc lên trên đầu ngất ngưởng của các ngọn sao ở Bình Dương, tôi đã viết cho Trâm mấy thơ vần ngụ ý « Ngồi đây đợi nắng Bình Dương… »
« Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng… Mắt xanh lảø bóng dừa hoang dại… » Tiếng ca trầm ấm quanh quẩn bám riết trong đầu liên tiếp mấy bữa liền. Rứt ra không được. Đi đứng nằm ngồi nhắm mắt mở mắt đều nghe vẫn nghe nghe hoài nghe hủy. « Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ, Mây ngàn gió núi đọng trên mi. Áo bay … » Áo bay… áo bay… Thôi! Si tình mất rồi. Yêu, không biết. Nhưng si tình thì rất đột ngột và dễ nhận ra. Cũng vẫn là trăng. Lại vẫn là trăng. Nguyệt bạch! Nhưng lần này nàng không ngửng mặt vọng trăng trên trời cao vòi vọi như trong những giấc mơ ở vườn chanh miệt biển, mùa hạ năm nào. Lần này nàng từ vầng trăng tròn bước ra, đôi mắt lớn ngờ nghệch, môi hồng tủm tỉm: Em! Ngực non tròn trĩnh săn chắc, hai trái vú sữa bạch ngọc hườm chín thơm tho, ngạt ngào nguyệt bạch. Em cúi xuống, chùm mật ngọt xõa xuống trùm che. Và đoá tình si bừng nở.
Đi thơ thẩn trên đường đất sáng trăng mờ mờ, một bên đường phi lao um tùm dựng bông trắng xào xạc, bên kia đường bờ vực hút sâu. Đi một đoạn ngắn rồi trở lui, rồi quay lại, rồi trở lui, rồi… « Sao không thấy Em lại, để cùng anh thẩn thơ. Trước sân trăng vòi vọi, để rồi cùng ước mơ… » Ngước mặt nhìn trăng, thấy trăng nhìn mình. Đợi chờ nụ cười tủm tỉm mở cửa cho bàn tay nhỏ từ từ vén ngực áo lên… Ngây ngất. Chóng mặt. Đưa tay hướng lên trăng sáng ngoắc ngoắc « Em! Em! » Chỉ có tiếng phi lao xào xạc, tiếng dế kêu rỉ rả dưới thấp, và ngọn thông đứng bơ vơ một mình trên đồi chờ trăng xuống đậu trên cành cứng. Đêm khuya ra đứng giữa trời, Giơ tay ngoắc nguyệt nguyệt dời phương nao?
Đưa lên mũi tận hưởng hương thơm chùm dạ lý hái từ đêm qua còn bỏ quên lại trong sân. Dạ lý, mùi hương của thuở mới vừa biết yêu, yêu suông tuột, yêu phẳng lì, yêu khơi khơi, yêu không nhuốm tình dục. Đêm qua đưa Em về (về đâu ?) Biết Em từ đâu tới, làm sao biết được chốn Em về. Vậy mà vẫn đưa. Em nhè nhẹ đôi bàn chưn trắng trẻo lõm bõm trên đường ngập nước mưa ban chiều, ngước mắt ngó, tủm tỉm, liếc liếc. « Tôi đưa Em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm… » Trợt ngã, suýt té, vịn lại, kêu nhỏ, trăng sáng vằng vặc… « gót chân ngày xa xưa, sợ lấm trong bùn khi mưa… »
Khi trở về một mình, ngang qua mấy căn nhà lá lụp xụp cửa đóng im ỉm, chợt một mùi hương vô cùng quen thuộc chận bước chân lại. Dạ lý. Phải rồi, dạ lý! Một cội xanh xao dã dượi dưới trăng xanh ngã bóng. Hoa chi chít cũng xanh, đầu hoa ửng trắng chùm chùm. Tới gần bẻ một chùm lớn đem về đứng trong sân ngây ngất áp lên mũi hít thật sâu. Ngầy ngật say say. Tối nay trở lại, cội dạ lý đã bị chặt nát. « Gò chiều ùn bụi sương lên, Hỏi ra mới biết nơi yên cành vàng ». Người trong xóm kể lại rằng chỗ này khi xưa có ngôi mộ của một người con gái. Dạ lý thơm kỳ dị, dễ rù quến ma quái, nhứt là các yêu nữ còn trinh, hồn phách oan khiên hãy còn vấn vương tiếc nuối cõi trần. Vậy sao? Thì cứ chết đã đời như bạch diện thư sinh, tinh thể bị yêu nữ hút tiêu cạn kiệt, không còn sót lại một giọt nào nữa hết. Sá gì! Mốt mai em nhớ bao giờ, Bãi dâu vãn mộ cho dù sắc không.
Giữa đường đất thẩn thơ bỗng chợt một tiếng quạ kêu vang động. Thoắt dừng chân đứng lại bên một ụ đất lớn tần ngần. Hồi lâu. Lắng nghe hơi thở vô ra trong phổi ngực mình mẩy. Cố gắng định thần, nhắm mắt tịnh tâm. Lắng xuống. Lắng xuống. Xung quanh dần rõ, hiển lộ. Trên đầu, nguyệt bạch. Dưới chưn, đất ướt. Trước mặt, phi lao. Đầu mũi, dạ lý. Thung lũng, tiếng dế. Khắp nơi, trăng sáng. Và đâu đó phưởng phất bóng dáng của một người Em tủm tỉm để mà nhớ. Hiện diện đầy đủ khắp cùng. Đất trời cưu mang đùm bọc, nuôi nấng chở che. Sao bỗng dưng thấy được đời đãi ngộ quá chừng! Trong một thoáng chớp chợt lóe lên cái cảm giác hòa tan trong trời đất, như khi xưa bỗng chợt thấy mình tan loãng trong tuyết đang rơi xuống mù mịt trên ngọn đồi nhỏ ở Québec, một mình đứng sững ngộp chết cô đơn giữa đêm hôm khuya khoắt. Ngây ngất. Rụng rời. Tê mê. Ôi! Hoa kề vai hương ngát mái đầu. Đêm nào nghe bước mộng trôi mau. Gió ơi! Gửi gió lời tâm niệm…
Trở về lên giường nằm, bật ngọn đèn nhỏ trên đầu giường đọc sách. Đọc mà không hiểu gì hết. Tắt đèn. Bóng tối tỏa rộng. Mở toang hết hai cánh cửa sổ, vén một bên màn lên cho sáng trăng lọt vào tù mù. Chập sau, cảnh trí trong phòng dần dần rõ nét. Trên bệ gỗ, một vị Nữ Thần (hay Bồ Tát Tây Tạng hiện thân Quán Thế Âm?) tạc trong đồng đen. Mình trần, thân thể uốn éo, hai cánh tay dịu mềm đưa cao trên đỉnh đầu, các ngón tay chúm cong giữ chặt mật ấn, đôi vú nhỏ vun tròn bầu bĩnh hiển lộ từ tâm tế độ muôn loài. Cao hơn nữa, Phật Thích Ca cẩm thạch xanh veo nằm xoải dài, tay chống đỡ đầu, mắt khép hờ trầm tư, nụ cười thoáng hiện trên môi từ bi vô lượng (hay chúm môi tủm tỉm?). Vặn nhạc nho nhỏ để bầu bạn. Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa, cho tôi về đường cũ nên thơ, cho tôi gặp người xưa ước mơ… Lim dim. Lòng chợt bật nẩy một mối thương đời vô hạn, nhớ nhung gió biển, thương cánh nhạn trời, tương tư người con gái đã quên mất tên, tương tư… tương tư… Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt, chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất, và tiếng hát, và nước mắt. Đôi khi anh muốn tin… Đôi khi anh muốn tin… Từ từ thiếp đi, bỏ quên tiếng hát ở lại một mình trong bóng đêm im ắng.
Cơn gió lùa xô động. Cánh cửa sổ đập vào khung gỗ. Giật mình lơ mơ. Tiếng ca vẫn hãy còn đó miên man. Cộng thêm một nụ cười tủm tỉm đang cúi xuống nhìn, đôi mắt to tròn long lanh trong vùng tỏ mờ sáng tối… Lắp bắp gọi nhỏ « Em!... Em… » Mắt tròn cúi ngó lặng thinh im ỉm…
Ngồi nhỏm dậy nắm lấy bàn tay rượi mát, hỏi Em tới lâu chưa, sao không kêu anh dậy, anh chờ Em lâu quá sức chờ. Lần đầu tiên Em mở lời, âm hưởng dễ thương như giọng con nít, thiệt hả anh, anh chờ Em lâu thiệt hả anh? Gật đầu vồn vã, sao mấy bữa rày Em không tới, ờ ờ… mà anh vẫn chưa biết tên Em. Chớp mắt. Anh biết rồi mà còn giả bộ hỏi, ngó Em kỹ lại đi. Thấy quen quen, dáng Em mũm mĩm tươi tắn làm nhớ Hoa, người yêu đầu tiên tuổi mười sáu học trò, Xóm Bến Đò sông Định. Nhưng nét mặt Em lại hao hao giống như. Có phải… Bỏ lửng. Gật đầu, phải, Em là… Em là Tuyết, Tuyết người tình Tiền Giang của anh hồi mười tám tuổi đó. Giựt mình, sao, Em nói sao, Tuyết của anh đã chết từ lâu rồi mà. Tủm tỉm, thì Em cũng là Tuyết, hay thiệt ra Em là hiện thân của Tuyết anh yêu thời anh còn đi học. Bồi hồi, trí nhớ bật mở, Tuyết đêm đêm về ôm nhau tình tự, nàng đứng tắm truồng ở sàn nước, đôi vú nuột nà lấp loáng ánh trăng đứng sững, nhấp nhô trong biển ký ức xao động trùng trùng. Đưa tay sờ lên má, Tuyết của anh má có lúm đồng tiền, sao má Em không có lúm đồng tiền? Thì đồng tiền hồi đó Em đã cho anh mất tiêu rồi, anh không nhớ sao ? Ờ ờ… Dìu Em nằm xuống riu ríu cạnh mình. Ngã xuống ngã xuống. Và bóng tối nằm xuống theo Em.
Trút bỏ xiêm y Em một cách tự động, như mọi tối Tuyết về, vuốt ve mình mẩy thân mật như đã là nhân tình của nhau từ lâu. Lưng Em khoảng giữa hai vai có lông măng mướt mềm nhung êm, lân la lan dần lên cổ. Luồn cánh tay dưới cổ cho Em gối đầu. Ai da! Anh làm kẹt tóc Em… ai da! Nhớm cổ lên gỡ tóc, cánh tay ghì siết nâng niu. Đôi vú sữa bạch ngọc hườm chín căng tròn nằm gọn trong lòng tay, đầu vú nhỏ tuổi mới lớn chúm chím nhạy cảm. Anh có cảm tưởng vú Em lớn hơn vú của Tuyết. Cười rúc rích, anh xạo hoài. Mông em mát mẻ trái non chưa chín, thon gọn, cứng chắc. Rờ rẫm mân mê, anh tưởng Em đã ra đi vĩnh viễn, sao còn trở lại với anh chi vậy? Tại vì… tại vì Em còn thiếu anh một món nợ. Hồi đó anh không phải là người tình đầu tiên của Em nên lần này… lần này Em phải trở lại để trả nợ anh. Em còn… Em còn… Kề môi lại gần tai thì thầm « Em còn… » Mở lớn mắt ngó Em nghi ngờ, nhưng anh đâu có đòi hỏi hoặc đi tìm cái đó. Ờ... mà… Em nói thiệt hả? Gật đầu, tủm tỉm. Em cầm tay đang mơn trớn trên trái ngọt dời xuống dần dần... xuống bụng, xuống rốn, xuống thấp, thấp hơn nữa... Thịt da thơm tho vun gò hương nhụy. Cỏ non xanh um phủ kín vân vi, dợn uốn tuyệt vời. Mân mê cỏ nhung xanh mượt, hơi thở giao thoa chập chùng... Đừng anh, nhột Em. Mò mẫm dò tìm lối vào suối Đào Nguyên. Động tiên khép kín ẩn mật, mạch nguồn thẳm sâu phong tỏa. Hồng lâu còn khoá then sương. Thâm khuê còn đẫm mùi hương khuynh thành... Sao, anh có tin là Em còn... Em còn... chưa? Trở lại dò dẫm, anh không làm sao biết được. Xạo hoài, anh mà không biết thì ai vô đó biết cho. Thiệt chớ Em, anh đâu có cách gì biết được. Xạo hoài. Im lặng. Ờ... mà Em, chỉ còn có một cách để biết thôi. Xô lăn ngửa người. Nhỏm dậy nghiêng người choàng lên thân thể trắng tinh mờ mờ trong bóng tối... Đừng anh! Tay úp chụp. Đừng anh!... Nắm giữ, tìm lối... Đừng anh! Đau Em! Anh... đau Em... Anh... đau... đau... Xô ra. Bật té. Chấp chới... Vườn xuân bướm hãy còn rào, Thấy hoa mà chẳng lối vào tìm hương...
Ngồi lẻ loi một mình đờn xuống thung lũng. Sáng bữa nay, sau cơn mưa lâm râm lúc bình minh, trời Đà Lạt đãi cho một buổi nắng tuyệt vời. Vàng! Vàng khắp nơi nơi. Vàng leo lưng đồi, vàng trợt thung lũng, vàng trèo ngọn thông, vàng đậu bông giấy, vàng rớt trong sân, vàng bò ngõ vắng.
ôi! nắng vàng sao mà nhớ nhung
có ai đàn lẻ để tơ chùng
Chợt có tiếng hát cất lên hòa điệu với tiếng đàn của tôi. Một tiếng, hai tiếng rồi bốn năm tiếng liên tiếp chen nhau vọng qua từ bên hàng xóm. Tiếng hát rất quen thuộc mà hòa âm lại rất lạ tai. Cò két... cò két... cò két... Tiếng hát của đàn ngỗng đứng trong sân đất đỏ bên hàng xóm, cất cổ hợp ca xuống thung lũng vang vọng. Năm con ngỗng, hai con lớn (đực?), ba con nhỏ (cái?). Trọng Thủy Mỵ Châu? Không. Không phải ngỗng trắng, không phải thiên nga, không phải hồng hạc. Những con ngỗng màu hường hường xen lẫn những chiếc lông xám trên cánh, cổ dài lúc lắc trên cao cái đầu nhỏ tròn tròn chấm dứt bằng chiếc mỏ đen ngắn. Ngỗng tuy không lớn mà kêu lại rất lớn. Tiếng kêu uy hiếp nặng nề tiếng đờn của tôi... Cò két... cò két... cò két... Rõ ràng khi không bị giành dân lấn đất bất chấp công pháp quốc tế, tôi bèn đờn mạnh hơn và lớn hơn. Mà càng đờn lớn hơn thì đàn ngỗng lại càng kêu lớn hơn, chiến tranh leo thang vụt vụt, vũ lực ào ào bùng nổ. Khúc đâu Hán Sở chiến trường, Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau... Cò két... cò két... Từng tưng từng tưng... Cò két... cò két... Khúc đâu Tư mã Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng? Quá quan này khúc Chiêu Quân...
Xóm này rất kỳ cục. Nhà cửa lèo tèo lụp xụp, đường nhựa không có, đường trải đá cũng không. Chỉ có những ngõ đất, trúng nhằm mùa mưa thúi đất ở Đà Lạt thì hết chỗ chê! Không cần thước dây gì hết, tôi đã nhiều phen giang nguyên con ra mà đo chiều dài của ngõ vắng không tên không đèn ngập nước lầy lội giữa đêm khuya. Bịch một cái! Ôm trọn vào lòng nguyên hết lịch sử của trái đất, kể từ thuở khai thiên lập địa. Chợt ngộ ra được cái uyên thâm của mấy chữ “vũng lầy của chúng ta”. Ấy vậy, có thể nhờ đó mà ít có quan nhỏ trông ra quan lớn ngó vào, ít có dân chuyên môn cắm dùi ẩu, ít có bọn lăm le giành dân lấn đất léng phéng, ngoại trừ mấy trự ngỗng. Bởi lẽ đó mà ngôi nhà của Toàn mới còn được cái may mắn ngó xuống một thung lũng trống vắng dấu người. Xa xa bên kia hai ngọn đồi thông nối nhau vươn lên cao ngó trời xanh mây trắng, những ngày không có mù sương hoặc mưa dầm.
Toàn là đứa con độc nhứt của anh Hai tôi, nhỏ hơn tôi mười tuổi. Hồi thời chiến tranh Mỹ- Cộng, Toàn đầu quân sớm sủa, thay đổi lia chia nhiều binh chủng, từ bộ binh sang biệt động, từ địa phương quân sang xạ thủ trực thăng. Sau tháng tư 75, tuy chỉ là lính trơn mà cũng được cách mạng ghi ơn gởi cho đi học tập kỹ tư duy của Cha Già Dân Tộc mút mùa. May sao, nhờ trong một phút xuất thần hạ bút đề mấy câu thơ thiền rất siêu nên được quản giáo cảm kích đề nghị cho thả về làm thường dân cành cạch, cấm tuyệt không được đeo đuổi sự nghiệp cà nhổng chống xâm lăng (từ phương Bắc nườm nượp kéo xuống). Thêm một điều trùng hợp, lúc cải tạo, Toàn được nhốt chung trại với Lộc (chú nó, vốn là sĩ quan tâm lý chiến), Duy Trác và nhiều khuôn mặt quen thuộc khác nữa của Sài Gòn thời trước. Trong thời gian học tập tại đây, bất thần xảy ra vụ Duy Trác và một số bạn tù yêu văn nghệ, một bữa đẹp trời nọ, chợt cảm khái hát cương bài “Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về” ngay trong trại cải tạo. Màn trình diễn chấm dứt, các ca sĩ mầm non liền được quản giáo và cán bộ công an văn nghệ đặc biệt chiếu cố, biệt giam mút chỉ cà tha. Tha hồ mà luyện giọng trong bóng tối bưng bít, như cao thủ võ lâm Tạ Tốn luyện sư tử hống trong hang đá không đèn. Bẵng đi một thời gian đằng đẵng hơn hai mươi năm tôi bặt tin Toàn. Lần đầu tiên về thăm Việt Nam, nó ra đón chú Sáu tận phi trường Tân Sơn Nhất. Chú cháu lâu ngày mới gặp lại nhau, ôm cứng ngắc, mừng hết lớn. Nó xơ xác, ốm nhom.
Lần về thứ hai, Toàn đưa tôi đi thăm am mây Huyền Ân ở miệt Hắc Dịch gần Bà Rịa. Am dựng lên giữa mấy mẫu đất lớn chi chít những cây bạch đàn, đào lộn hột và bưởi xanh - bưởi thứ thiệt chớ không phải bưởi Biên Hòa, làm chú Sáu hụt ăn, buồn hiu, tức dội! Lúc đó tôi mới tá hỏa: Toàn bây giờ lại đổi binh chủng, trở thành tu sĩ đạo Phật, thăng chức Đại Đức trụ trì am mây. Tu theo kiểu Mật Tông Tây Tạng, khi lạy nằm sấp úp mặt nguyên người xuống đất. Tôi về lần này, Toàn đã xuất tu, hoán chuyển lên Đà Lạt, dựng nhà gạch trên thung lũng xóm nghèo. Gác trên phía trước giành một khoảng để thờ các vị Thần và Đạt Lai Tây Tạng, phía sau trải nệm ngủ ngay trên sàn. Tầng trệt có gắn internet, Toàn giảng dạy qua mạng lưới. Các đệ tử ruột phần lớn ở Mỹ. Đệ tử nào tới thỉnh ý tại gia thì sau khi thuyết pháp xong, thỉnh thoảng thầy trò lại kéo nhau đi karaoké để giải lao và chứng nghiệm. Cũng ô-kê! Cũng được! Gì chớ kéo thêm chú nó theo nữa là chú nó lại càng ô-kê gấp gấp. Kéo ai cũng vậy, kéo chú, chú cám ơn! Tu với yêu nữ bảo đảm mau thành chánh quả là cái chắc. Không đắc đạo cũng đắc cái khác, lo gì. Thực tập tại chỗ. Test tại chỗ. Hỏng thì trở lại cải tạo tiếp tục. Nếu đậu ra trường, kể như hỏng bét!
Xóm đã nghèo mà người lại cũng chẳng giàu gì hơn. Chợt nhớ một cậu học trò đã tả cái cảnh nghèo thê thảm của gia đình mình: “Nhà em thì rất nghèo. Ông nội em nghèo, bà nội em nghèo. Ba em nghèo, má em nghèo. Người đầu bếp nghèo, người làm vườn nghèo, anh tài xế nghèo, cô giúp việc nghèo. Tới ba con chó bẹt giê giữ nhà cũng nghèo luôn!” Nghèo chi mà nghèo tận mạng. Nghe tả muốn rớt nước mắt. Mới biết trên cõi trần gian ô trọc này còn có nhiều người rất nghèo hơn mình. Nghĩ vậy xong, bèn sướng ran!
Xóm không những chỉ nghèo tiền mà còn nghèo luôn cả người nữa. Đàn ông ít khi thấy, chỉ thấy con nít năm bảy đứa chạy lăng quăng trên đường đất chơi trò cút bắt, liệng banh, đấu kiếm. Đàn bà lại càng hiếm hơn. Đôi khi một hai bà già ngồi phơi nắng trước sân. Đôi khi một hai phụ nữ sồn sồn ngồi giặt quần áo sau nhà. Đôi khi một người đàn bà trong đêm tối gắng gượng xô tiếng ho rũ rượi qua vách lá. Đôi khi... Đôi khi... Đôi khi anh muốn tin ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết, mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em... Thôi thôi! Đừng có mê mớ nữa cha nội! Nghèo mà ham!
Trong xóm kiếm không ra một người đàn bà trẻ nào dễ coi, một cô gái mới lớn nào xinh xinh. Bó tay! Ngó vô thấy thằng cháu lom khom chăm chỉ khỏ net, ngó ra thấy thằng chú mê mẩn ngồi đờn từng tưng đấu tranh giai cấp với mấy liệt sĩ ngỗng hàng xóm – “chống ngỗng cứu nước!” Bận nọ trời nắng lâm râm, bước ra cổng thấy đàn ngỗng nằm phơi nắng chùm nhum cuối đường đất. Bỗng một con ngỗng nữ nhỏ đứng lên cất cổ thiên nga yêu kiều buông ra mấy lời đường mật. Một con ngỗng nam bèn đứng dậy đáp lời sông núi, vươn cổ cò két mấy câu huê tình ong bướm. Bên tung bên hứng hồi lâu, chợt ngỗng nam giương cánh lên cao, đoạn rút dưới cánh ra một cây vĩ cầm nho nhỏ rồi niễng đầu kéo lên ra rít mấy cung tơ dìu dặt: “Thu đi cho lá vàng bay. Lá rơi cho đám cưới về...” Không lẽ! Tôi dụi mắt. Rõ ràng mình đang nằm mơ giữa ban ngày. Năm con ngỗng vẫn im lìm nằm trong những đốm nắng lỗ chỗ. Không gian nín thinh. Tò mò nhè nhẹ bước tới thăm dân cho biết sự tình. Cách năm thước, đàn ngỗng vẫn nằm im lìm. Bốn thước, bắt đầu xao động. Ba thước, con ngỗng lớn nhứt đàn đứng dậy, mấy con kia lần lượt đứng dậy theo. Hai thước, con ngỗng lớn cò két một mình phùng cánh tiến tới (bonjour mông xừ!). Một thước, ngỗng chiến sĩ vụt phóng tới như chớp, vút mỏ đen mổ giữa hai đùi tôi đúng ngay boong phía trên. Tôi phản xạ nhảy lui tránh được đòn điểm huyệt hiểm nghèo trong đường tơ kẽ tóc. Đồng thời, cánh tay phải phần dưới chợt đau điếng: tôi đã thọ thương! Đòn mỏ thứ hai tung ra không kịp ngó thấy. Tuyệt chiêu! Da cánh tay bị tróc, chỗ trúng thương sưng vù lên liền một cục nhỏ xanh dờn. Đồng thời đàn ngỗng cũng từ từ rút lui về hậu cần tử thủ, một con lớn đi rời phía sau tập hậu. Cò két... cò két... Quân dân ta đã đẩy lui được ngoại xâm. Quân dân ta toàn thắng vẻ vang! Riêng phần mình, tôi cũng rút lui về căn cứ, lấy dầu cù là trét lên thương tích chiến trường. “Ta thà làm quỷ nước Nam chớ không thèm làm vua nước Ngỗng!”
May thay, đây chỉ là một trục trặc ngoại giao nhỏ, một biến cố quân sự lẻ tẻ độc nhứt giữa loài sống bằng lý trí và loài sống theo bản năng trong thời gian tôi đồn quân trên thung lũng tại đây. Nhưng trong xóm này không phải chỉ có ngỗng. Nếu rất tiếc vắng bóng mỹ nhơn thì bù lại, xóm này có rất nhiều thú vật. Thú thiên nhiên, thú nuôi nhà. Nhà chú cháu không có con nít mà con nít cứ vô ra nườm nượp, nhà không nuôi thú mà thú cứ kéo tới dìu dặt bướm ong. Thỉnh thoảng, một con kỳ nhong nằm phơi nắng ngoài sân, không mặc bikini. Rồi một con sóc nhỏ lăng xăng lục lọi ở gốc cây phù dung như cao bồi đi tìm vàng ở Cali thời western. Tôi bước ra, nó ngoảnh lại ngó tôi sơ sơ rồi lăng xăng lục lọi tiếp. Coi như pha! Quê nhà xa lắc xa lơ đó, ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay! Tuy nhiên, con kỳ nhong, con sóc chỉ là khách qua đường. Còn khách thường xuyên đếm ra cũng bộn. Đầu tiên là một con chó cái nhiều lứa. Ngày nào đẹp trời, nó cũng lách chách chạy sang, na theo hai hàng vú lểnh thểnh, cặp mắt nhìn hết sức hiền lành, hiền như mắt nai (đồng quê). Xong kiếm một chỗ nắng tốt nằm ngó xuống thung lũng, cái nhìn xa xăm, diệu vợi và vô cùng siêu hình học không gian. Rồi tới hai con chó trẻ, một vàng một xám, ngày ngày lân la sang thăm dò chiến địa để hốt xương. Xương heo, xương cá, xương gà, thức ăn dư, cơm rang, canh thừa, đồ hộp, cái gì cũng good hết! Xương gặm nhẵn gân nhẵn thịt rồi thì hai đứa chơi trò quăng bắt, bên tung bên hứng khúc xương tươi. Còn đòi gì nữa mà không chịu hạnh phúc? Mở ngoặc cho loài sống bằng lý trí: “Tại sao ta phải sống hạnh phúc khi ta có quyền sống đau khổ? Tại sao ta phải sống giản dị khi ta có quyền sống rắc rối?” Xin giở nón chào thua đỉnh cao trí tuệ. Đóng ngoặc.
Chưa hết. Có con gà mẹ màu đen đen đỏ đỏ dắt đàn con nhỏ sang bươi quào trong sân kiếm ăn quanh quẩn. Theo hộ tống là một anh gà trống uy nghi, đuôi điều láng coóng, mặt mồng đỏ au như Quan Vân Trường, mê gái nhiều con số một. Kiếm được miếng ngon nào là cứ túc túc gọi má nó tới để bàn giao. Chốc chốc lại vỗ ngực, cất cao cổ gà hét lên thiệt lớn: “Ò ó o... Em bé hậu phương này là của quả nhân! Nghe chưa?... o o o... o o o...” Rồi lại thêm một anh gà nữa. Gà giò mới lớn, giống gà nòi, ít lông, đùi lõa thể, cổ trụi lủi. Sáng sớm nào cũng chạy sang mổ cộc cộc lên cửa kiếng nhà tôi gọi thức. Đoạn ra đứng hiên ngang ngóng cổ mà gáy cực lớn xuống thung lũng... ò ó o... o o o... o o o..., thách thức thần linh lẫn chú cháu nhà tôi và luôn cả người đàn bà ho gà tối tối. Nhiều bữa sương mù dày đặc, trời mưa lất phất, gió rét căm căm. Bửng sớm co ro đứng ngó anh hùng nòi ta trụi lông đùi trụi lông cổ mà vẫn cứ hiên ngang chống nạnh dầm mưa lạnh gân cổ gáy cực lớn một cách rất là Điện Biên anh dũng, tôi không khỏi rùng mình phát lãnh. Rõ ràng, đất nước ta hễ bước xuống phố là gặp anh hùng. Ở ngay tại nhà cũng vẫn gặp như thường, nói chi!
Lòng êm ả, thanh thản. Sống trộn lẫn với chó, mèo, gà, vịt, ngỗng, sóc, kỳ nhong, tôi cảm thấy bình yên và an ổn. Khi có con người xen vào, tôi bất an ngai ngái. Không biết loài có lý trí này sắp “chơi” mình đòn gì đây? Một điều nhầm lẫn rất đáng ngạc nhiên khiến tôi tức mình hết sức: Khi nhìn thấy một quân nhân xích cổ tù binh kéo lê trên mặt đất, vừa làm nhục vừa đánh đập tàn tệ, con người phán: “Đối xử với nhau như loài cầm thú!” Không! Nhứt định không! Đó mới thiệt là cách hành xử hết sức đặc thù của con người. Chỉ có con người mới làm như vậy. Loài thú chỉ kiếm ăn để nuôi thân – dĩ nhiên kiếm ăn thì phải có sát sinh. Nhìn chung chung, loài thú chỉ có ba hoạt động chánh: kiếm ăn, truyền giống và nuôi con. Con người thì khác. Con người bày đặt ra lắm trò, hay dở là chuyện phải xét lại. Loài thú không bao giờ bắt làm tù binh, không bao giờ tra tấn, không bao giờ làm nhục đồng loại hay một loài nào hết, kể cả loài người. Không phải vậy sao? Và còn vô số nhầm lẫn tương tự khác nữa. Nhầm lẫn vô tình (theo thói quen), hoặc cố tình (ẩn chìm trong tiềm thức).
Cái tánh đặc thù nổi bật nhứt của con người là Ác. Nhưng khi con người làm một điều gì cực kỳ độc ác (như dội bom nguyên tử, tàn sát cả một chủng tộc, một bộ lạc, đốt rụi cả một thành phố, vân vân) thì con người lại lôi con thú ra choàng vòng gai lên đầu mà xỉ vả. Con người đã tìm được cách trút lên đầu con thú để chạy tội. Thiệt là vô cùng hèn nhát! Vô cùng đạo đức giả! Vô cùng đểu ác! Vô cùng cynique! Hãy ngó thẳng vào kiếng soi cho rõ bộ mặt thiệt của mình, hỡi “Đỉnh (cứt) cao trí tuệ!” Mẹ rượt! Trên bình diện sinh học, con người cũng chỉ là một loài thú như bao loài thú khác. Nhưng than ôi! Con người là một loài thú băng hoại! Con người đang ám sát trái đất và tiêu diệt muôn loài cùng lúc. Nhưng coi chừng! Trời Đất không thể nào và cũng không bao giờ dung dưỡng lâu dài một loài thú băng hoại. Hãy nhớ lấy! Ăn chay nằm đất đi là vừa. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi nhớn chưa tìm được giải pháp: “Sao Trời Đất lại sanh ra chi một loài quái gở như vậy?” Theo truyền thuyết, Thượng Đế đã tạo ra giống homo, giống người y chang theo hình ảnh của Người, xêm xêm. Rồi sau đó Người cho giống người homo tiến hóa không ngừng, mỗi ngày một khá hơn. Khởi từ homo habilis sang homo ergaster, sang homo erectus, sang homo neandertalensis, rồi tới homo sapiens, kế đến homo sapiens sapiens. Và cuối cùng: homo sexuel! Terminus! Trạm cuối, xin giống người homo trả tiền và xuống bến. Bái bai!
Thời gian ở Đà Lạt, sớm chiều đờn cho ngỗng hát, chó sủa, gà gáy, tôi tìm lại được phần nào sự hồn nhiên, một thứ hồn nhiên có ý thức. Lòng nhẹ lâng lâng. Hồi nhỏ tôi cũng hồn nhiên, mà là hồn nhiên vô thức, hồn nhiên tự nhiên, hồn nhiên trời cho. Cái hồn nhiên đó dần dà bị vùi dập theo thời gian, cũng như hết thảy mọi người chúng ta. Đa số bị mất tiêu luôn. Ngồi đờn xuống thung lũng một mình, tôi quên đi được rất nhiều phiền muộn. Vùi chôn trí nhớ đầu ghềnh, Hồn nhiên hạnh phúc lênh đênh cũng gần... Có hôm, trong lúc chiều xuống chập choạng, vịn cổng đứng nhìn ra con đường đất nhỏ quanh co bò ra lộ lớn, ngỡ thấy thấp thoáng xa xa bóng dáng thanh thanh của một người con gái với mái tóc đen mun óng ả xõa xuống ngang vai. Rồi bóng của một người con trai xáp lại gần. Hai người nắm tay trò chuyện với nhau gì đó. Một chặp rồi chia tay. Tựa cổng ngó dõi theo mút mắt người con gái cho tới khi khuất bóng, lòng chợt bồi hồi ngơ ngẩn, xao xuyến bàng hoàng.
ôi! nắng vàng sao mà nhớ nhung
có ai đàn lẻ để tơ chùng
có ai tiễn biệt nơi xa ấy
xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
Đêm. Và tiếng hát trầm ấm buông đều. “Anh mong chờ mùa thu. Tà áo xanh nào về với giấc mơ. Màu áo xanh là màu anh trót yêu. Người mơ không đến bao giờ...” Người mơ không đến, nhưng người mộng đã đến. Và Em, Em lại đến tối nay, đầu gối trên cánh tay sát bên, thịt da dậy thì nồng ấm hồi hộp. Nối lại câu chuyện dở dang đêm trước. Em nói anh không phải là người tình đầu tiên của Tuyết, nhưng anh là người tình đầu tiên của Em. Nói, còn Em, Em là người yêu cuối cùng của anh. Anh xạo hoài. Anh nói thiệt đó, Em nghĩ lại coi, anh đâu còn được bao nhiêu lâu để yêu đương lẩm cẩm nữa. Yêu đương thiệt không? Nhớ có lần Em hỏi “Em yêu anh, còn anh, anh có yêu Em không?” Ngần ngừ, anh không dám nói là yêu, nhưng mà là thương Em, ừ, anh thương Em thì đúng hơn. Bộ anh thương hại Em hả? Không, thương Em giống như người anh thương một người em, như người mẹ thương một người con vậy đó. Yêu là có ý muốn chiếm đoạt làm của riêng. Còn thương thì mở rộng ra hơn. Thương là muốn cho người mình thương được mọi điều tốt đẹp, không có đặt điều kiện gì hết, Em hiểu không? “Dạ... dạ...”. Tình thương bao trùm tình yêu. Giữa nam và nữ, trong tình thương còn có tình yêu và tình dục trộn lẫn vào. Ngược lại, trong tình yêu không chắc lúc nào cũng sẵn có tình thương vô điều kiện. Ngập ngừng, “dạ... dạ...”. Nhiều khi, tình yêu chỉ thể hiện lòng ích kỷ. Xuyên qua người mình yêu, thiệt ra mình chỉ tự yêu mình mà thôi. Mình chỉ muốn thỏa mãn mình, mình chỉ muốn đạt được các ước vọng của mình xuyên qua người mình yêu. Bởi vậy anh không thích dùng tiếng yêu, anh chỉ muốn nói “anh thương Em” mà thôi, Em hiểu không? “Dạ... dạ...”. Tuy nhiên, nếu Em đừng còn nguyên vẹn thì đỡ khổ tâm cho anh biết mấy. Cái nguyên vẹn Em cho anh dĩ nhiên là anh rất quý. Nhưng riêng anh, anh không dành cho nó một giá trị cao siêu nào hết. Khi Em thành thật đến với anh thì cho dù Em có còn nguyên vẹn hay không, anh vẫn thương Em như thường.
Tủm tỉm, cái anh này sao mà rắc rối quá chừng! Anh cứ phân biệt thương với lại yêu. Thì anh cứ nói đại là “anh yêu Em” cho Em sướng đi, mất mát gì đâu mà anh sợ? Nữa! Lại cái màn này nữa! Hơn mấy chục năm về trước, trong rừng Chantilly, Diane cũng đã bắt buộc phải thành khẩn thề nguyền với nàng rằng “anh thề yêu em suốt đời”. Biết chắc rằng thề như vậy là thề dóc nên mắc cở miệng quá không chịu thề. Kết quả: Diane lăn ra nằm vạ! Giờ đây ở Đà Lạt Em cũng lại bắt buộc phải thành thật khai báo với cách mạng là “anh yêu Em” cho Em sướng đi (!) Cũng may mà Em đang nằm sẵn sờ sờ ra đó rồi nên có nằm vạ thêm chút đỉnh nữa chắc cũng chẳng tạo thêm được áp lực chính trị gì cho lắm. Nghĩ đi nghĩ lại, phải chăng đàn bà chỉ thích nghe những gì mà nàng muốn nghe? Có lẽ vì vậy mà quanh quẩn cứ bị gạt hoài chăng? Nhưng kẹt một nỗi, tự bản thân mình lại không quen nói dóc. Mỗi lần nói dóc là cái miệng cứ bị giựt ép-phê vẹo qua một bên, lúng ta lúng túng. Cũng đã có lần giảng cho Em hiểu là “lời thật thì không đẹp, còn lời đẹp thì không thật”. Và Em cũng đã phải động não nhiều hiệp và làm một cố gắng vượt bực mới chịu gật đầu là anh có lý. Mệt ngất ngư! Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, vẫn bắt buộc anh phải thú nhận là “anh yêu Em” cho Em đẹp dạ. Nghe cho nó sướng lỗ tai cái đã, rồi sau đó có ngã lăn ra chết tốt cũng cam chịu. Thiện tai! Thiện tai! Mấy em điếc vì tình quả nhiên không sợ súng!
Nín lặng. Vuốt ve tóc mềm, lông măng, vai cổ lưng mông săn chắc, rồi lần trở lên. Em thích không? Dạ thích. Em vui không? Dạ vui. Em sung sướng không? Dạ sung sướng. Em hạnh phúc không? Dạ hạnh phúc. Em khoái không? Dạ... dạ... dạ khoái. Vết đỏ hồng thiên thu lưu dấu trên khăn giường tối nọ hãy còn đó... Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy, Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang... Một tối khai nhụy trần gian. Chỉ một phút giây phù du mà thân thể vừa mới đơm hoa khắc ghi suốt đời... Lâng lâng. Bềnh bồng. Ngất ngư. Lãng đãng... Vườn xuân bướm đã xô rào, Hoa thơm bướm rẽ lối vào tìm hương...
Rù rì rủ rỉ. Nằm gần anh Em không thấy sợ sệt một chút nào hết. Những lúc anh ôm Em, Em ôm anh là Em hết còn muốn về đâu nữa. Tối nay Em ở lại đây luôn với anh, anh nghe. Anh cho Em ở lại luôn với anh, nghe anh nghe. Lần đầu tiên Em biết được cảm giác của người lớn. Đừng! Em đừng nên làm người lớn, mệt lắm Em ơi. Làm người lớn sẽ không còn thành thật như hồi đầu nữa. Ủa! Dạ... dạ sao kỳ vậy anh? Ờ, kỳ thì cũng có kỳ thiệt, nhưng đời sống nó như vậy, biết làm sao bây giờ! Im lặng. Cũng đã có những lúc im lặng nặng nề. Em nói lỡ điều gì đó khiến cho bực mình nín thinh, mặt mũi hắc ám. Coi bộ không êm, Em thu người nhỏ lại rút sát vào lòng, dúi đầu lên ngực, mắt mở to ngửng lên liếc liếc, lấm lét, sợ bị ăn đòn. Mặt mũi vẫn còn quạu đeo. Em nắm lấy một bàn tay đặt lên ngực trần trắng muốt, thấp thỏm, lại liếc liếc thăm dò. Vẫn chưa thấy vui. Em dời hẳn bàn tay lên đồi vú săn tròn ấn xuống, di động nhè nhẹ... nhè nhẹ... Ngó xuống. Thở dài. Chịu thua Em! Sau những phút giây ân ái tuyệt vời, thường nằm song song bên nhau, ghì ôm âu yếm, tán chuyện vu vơ. Có lần Em nói, như cho đỡ mắc cở, là anh tập cho Em cái gì tầm bậy không hà! Mân mê gò tình, cái gì mà tầm bậy? Thì hồi đó tới giờ Em vẫn nghĩ tình dục là một điều xấu xa. Nâng cằm Em hướng về mặt mình, còn bây giờ thì sao? Bây giờ thì Em nghĩ... Em nghĩ như anh nói... tình dục là một điều đẹp đẽ... Thiệt là kỳ ghê! Đẹp thì nói đẹp chứ cái gì mà kỳ? Hôn nhẹ môi Em, mà đẹp thiệt chớ, phải không Em? Em cúi mắt gật đầu. Vuốt ve đỉnh vú nhỏ hồng phớt mịn màng, nữa nghe? Em đỏ mặt, anh này kỳ quá! Thôi đi! Có bữa Em bất thần treo cờ đỏ hưu chiến. Em cằn nhằn, tiu nghỉu, buồn hiu: “Anh ơi, bữa nay Em kẹt rồi!... hưhưhư... hưhưhư... Bó giò!” Mặt Em xịu xuống như trời Đà Lạt chuyển mưa. Chín từng mây của Em bỗng chốc tan thành mây khói.
Ngửng lên liếc liếc, ờ anh nè, anh để ý thương Em từ lúc nào vậy hả anh? Thì ngay từ lúc mới ngó thấy Em lần đầu. Anh xạo hoài! Thiệt chớ. Vừa mới ngó thấy Em là anh biết thế nào Em cũng sẽ trở thành người tình của anh, thế nào Em cũng sẽ thuộc về anh, không thể nào khác hơn được. Sao kỳ vậy anh? Ờ, thì hồi đó cho tới giờ anh cũng chỉ biết yêu theo kiểu đó, anh cũng chỉ chọn người yêu của mình theo kiểu đó. Sao kỳ vậy? Anh mới thiệt là kỳ cục! Tại sao vậy, anh cũng không biết nữa. Từ hồi nhỏ cho tới giờ, anh không biết tán gái. Anh chỉ ngó ngó liếc liếc, thấy chịu đèn là xáp vô liền. Nhưng có chịu hay không chịu gì thì rồi Em cũng phải chịu mà thôi. Đố Em chạy đâu cho thoát. Nhéo mũi, cái anh này cứ làm tàng hoài!
Ngón tay vẽ vòng vòng trên ngực, ờ anh, anh có cưng Em không? Có, nhưng đứa nhỏ mà Em cưng nó quá, nó sẽ ra sao Em biết không? Dụ dự, thì... thì nó sẽ hư, thôi đi... ưưư... ưưư... nhưng mà Em, Em hứa chắc với anh là Em sẽ không hư đâu, anh cứ tin Em đi. Ờ, nè anh, Tết Trung Thu tới rồi, anh nhớ mua cho Em cái bánh Trung Thu nghe anh nghe. Đẩy nhẹ ra xa, tủm tỉm môi chúm, đố anh hun được Em. Chồm tới, Em ngoẻo đầu né sang một bên, rúc rích. Vòng cổ Em giữ lại, môi nhoài tới áp lên môi hồng ghì chặt, lưỡi dò kiếm. Umumum... anh đừng có ăn gian... umumum... Trò chơi con nít cút bắt ngộ nghĩnh. Nhả ra, như vậy là hun bằng lưỡi đó hả anh? Em cứ nghe nói hoài cho tới bây giờ mới biết. Anh dạy cho Em cái gì tầm bậy không hà! Rúc rích. Thỉnh thoảng, di chuyển qua ngang mặt, Em chợt dừng lại, cúi người tới trước, ưỡn mông ra sau, tủm tỉm chờ đợi. Xoè một lượt hai bàn tay ra vỗ lên đít Em một cái. Em chúi người lăn tăn bỏ chạy, ngoảnh đầu lại ngó, rúc rích buông cười. Như một con mèo con phá phách, nghịch ngợm. Tình yêu biến người ta thành con nít. Lẩm cẩm. Lố bịch.
Thương Em nhứt là những cái vụng về. Một bữa tình cờ giở sổ điện thoại, bắt gặp một trang giấy nhỏ nguệch ngoạc đầy những nét chữ học trò viết to ngay ngắn: “Em Yêu Anh. Em là..., người yêu cuối cùng của cuộc đời Anh. Em yêu Anh không dùng lời nào diễn tả được, và em sẽ rất buồn nếu như Anh trở về nước của Anh. Nhưng em cũng cố tự an ủi mình lại. Nhiều khi em rất muốn khóc nhưng cố ngăn mình không cho nó khóc. Vì em yêu Anh. E yêu A ./. ” Bên dưới, Em ký tên mình nhỏ xíu, ngộ nghĩnh, thấy thương hết sức. Tim bỗng rúng động khôn cùng. Một đêm cùng nằm bên nhau trong vũng trăng vàng lọt xuyên qua cửa sổ mở rộng, Em chợt hỏi bên xứ anh có mặt trăng không hả anh? Có chớ Em, ở đâu mà không có mặt trăng. Nhứt là nơi chỗ anh ở. Nhà anh ở từng lầu mười lăm, trước mặt không có cao ốc nào áng khuất. Những đêm rằm trời trong, trăng tròn mọc tít trên cao, sáng vằng vặc. Rồi đây khi trở về Paris, trong những đêm rằm chắc anh sẽ ngó trăng sáng trên trời mà nhớ Em ghê lắm! Em vòng tay ôm cứng ghịt siết, hun chụt lên má, rúc đầu vào ngực. Ờ, trong những đêm trăng sáng anh đừng quên ngắm trăng mà nhớ tới Em, nghe anh nghe. Ờ, mà anh, bữa trước anh nói cái gì mà lục tỉnh... mà thương Em... gì gì đó, Em quên rồi, anh nhắc lại cho Em nghe đi anh. “Anh đi lục tỉnh giáp vòng, Tới đây trời khiến đem lòng thương em”. Rúc rích, Anh đi lục tỉnh giáp vòng... tủm tỉm, Em chịu hai câu đó lắm!
Tay ngà ấm hỉnh ve vuốt. Anh, anh có thích không? Thích chớ. Anh có vui không? Vui chớ. Anh có sung sướng không? Sung sướng chớ. Thiệt không anh? Anh nói thiệt đó... Im lặng. Em cựa mình xích người lên trên, bàn tay mềm âu yếm ôm đầu siết chặt vào ngực mình, búp sữa nhỏ kề sát bên môi. Cử chỉ rất là hiền mẫu, rất là bản năng. Cái bản năng trời đã dành riêng cho người nữ, ban riêng cho giống cái để nuôi nấng, cho muôn loài được tiếp tục truyền nối, tiếp tục lăn trôi bất cưỡng vào luân hồi, vào sắc không không sắc... Em từ rửa mặt chân như, Nghiêng soi hạt nước mời hư không về. Thau hương hiện kính bồ đề, Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi...
Đêm. Vẫn đêm. Bồ Tát vẫn nghiêm trang trên bệ, mật ấn trụ vào các ngón, phóng quang xuống thế độ người trầm luân. Một tiếng chim kêu, trời vụt sa mưa ngùi thương lắc rắc. Giọt nước cành dương rưới xuống xoa dịu thống khổ muôn loài. Hơi thở vẫn đều, hơi thở thơm tho. Giấc mơ phơi phới. Giấc mơ tuyệt vời, lâng lâng lâng lâng... bềnh bồng bềnh bồng... lên tận chín từng mây, như lời Em diễn tả cái giây phút tột đỉnh thần tiên của mình. Và tiếng hát, tiếng hát vẫn còn đó, dìu dắt vào đêm sâu bất tận. Lời ca như tiên tri những ngày trước mặt, một tương lai rất gần đang xô tới. Thời gian bất cưỡng trôi cuốn. Từng chu kỳ từng chu kỳ tiếp nối rượt đuổi trên dòng biến dịch vô thủy vô chung. “Nhắm mắt, ôi sao nửa hồn bỗng thương đau, ôi sao nghìn trùng mãi xa nhau, hay ta còn hẹn nhau kiếp nào... Anh ở đâu? Em ở đâu? Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu...”
“Anh mong chờ mùa thu. Dìu thế nhân dần vào chốn thiên thai. Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay. Mùa thu quyến rũ anh rồi...” Tháng Tám, Tết Trung Thu sắp tới... Đã thấy bánh trung thu bày bán khắp nơi, trong chợ, trên vỉa hè, sạp báo, quầy thuốc lá, tiệm ăn, tiệm bánh mì. Đà Lạt bây giờ nhà cửa, tiệm buôn, khách sạn mọc lên san sát giống như mọi thành phố lớn khác. Cây cối, thông xanh đã bị đốn đi gần hết. Trời không còn gây gây lạnh. Cái nét nên thơ thần thoại đã từng được ca tụng một thời giờ đã mất. Hồ Xuân Hương, mùa mưa nước đục. Rong xanh quấn lấy chưn cầu bê tông dẫn vào chợ. Nhiều tiệm cà phê nho nhỏ chen lấn nhau trên dốc lên giành giựt khách. Nhạc mở lớn, nhạc thời trang bây giờ bụp bụp ào ào, lời lẩm cẩm, nghe vô cùng vất vả.
Tôi và Toàn buổi sáng điểm tâm xong thường ra ngồi ở cà phê Đà Lạt Phố, ngoại vi thành phố. Tiệm trang trí có gỏt, đẹp mắt, ấm cúng mà thoáng mát, nhạc chọn lọc êm dịu vặn vừa đủ nghe. Các cô phục vụ nho nhỏ, tre trẻ, xinh xinh, khép nép như học trò. Bo cho mấy em nhỏ chút đỉnh, mấy em nhỏ mừng lắm, cám ơn cám ơn, miệng cười xinh ngó thấy đến cảm động. Trò chuyện, thỉnh thoảng lạm bàn chút đỉnh với Toàn về giáo lý nhà Phật, về cách đối xử trong đời sống thường nhật. Toàn nhấn mạnh phương cách đi thẳng vào đời sống, thực sự trải nghiệm, đối đãi với nhau cho tử tế. Không chịu lối trả bài kinh điển khơi khơi. Tôi đã chứng kiến nhiều lần Toàn nói chuyện (giảng?) với các tử đệ. Có bận tôi nói với Toàn: “Khi chưa hiểu thì người ta còn nói. Một khi đã hiểu rồi thì người ta không còn gì để nói nữa”. Tịch lặng.
Xét lại dòng họ Lê nhà mình, theo Toàn, có sự trùng hợp liên tục và kỳ lạ. Ông nội Toàn (ba tôi) lúc còn sống đã hành xử nói năng rất là Mật Tông, mặc dù ông bù trất Mật Tông. Tôi thì sống và nghĩ vô tình theo lối Mật Tông mà không hay. Còn Toàn thì sau khi nghiên cứu khá nhiều kinh pháp và thử nghiệm, đã tự ý chọn cho mình con đường Mật Tông. Tôi không rành giáo lý nên chỉ biết ậm ừ cho qua thời buổi. Tuy nhiên, khi quán sát và suy gẫm lại, tôi cũng thấy giữa ba tôi, tôi và Toàn, trong cách sống, có nhiều điểm tương đồng. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Chú cháu nói chuyện rất tương đắc. Thế nhưng, khi lấn cấn bàn qua về tình cảm, về cảm xúc và yêu nữ thì chú cháu lại cãi nhau như giặc.
Đêm nọ, khi ngồi chung chiếc taxi nhà để đi về xóm nghèo, chú cháu ngất ngưởng ba ngù đã cãi nhau hung hăng tới mức anh tài xế teo quá phải lên tiếng can gián lia lịa, thiếu chút nữa lạc tay lái đâm bổ vào cột trụ bên đường. Mới sực nhớ dân nhậu ta đã có một câu rất thấm thía để răn đời: “Ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan, ăn phổi bổ phổi, còn uống rượu thì... bổ cột đèn”. Đêm khác, quá nửa khuya, đứng ngắm trăng sáng vằng vặc một mình thấy uổng quá, tôi bèn leo lên gác nắm chưn Toàn giựt giựt, dựng đầu dậy dắt ra sân bắt ngắm trăng cưỡng bách. Chỉ một ngón tay lên trời, tôi hỏi Toàn có thấy gì không. “Không!”, Toàn đáp sật sừ. Đưa chùm dạ lý lên mũi Toàn hỏi ngửi thấy gì không. “Không!” Chỉ xuống thung lũng hỏi Toàn nghe thấy gì không? “Không” Huề! Vậy là kể như huề. Cuộc lấy khẩu cung chấm dứt. Chia tay, ai về chốn nấy, hồn ai nấy giữ, cơm ai nấy ăn, giường ai nấy ngủ, mắt ai nấy nhắm.
Sực nhớ cái lần tôi cũng đã bị lấy khẩu cung tương tự, hồi ở nhà thương chạm dây Ville Evrard. Không phải bác sĩ tâm lý lấy cung. Hôm đó trời nắng rạng rỡ, tôi ra sân cỏ ngồi trên băng gỗ phơi nắng ấm, luôn tiện phơi luôn cái đầu mad mad của mình với mớ thần kinh hỗn độn rối nùi nhờ mặt trời đốt giùm. Đốt ai cũng vậy, đốt giùm tui tui cám ơn. Lim dim sật sừ. “Bonjour monsieur!” Tiếng chào lớn khiến tôi giựt mình sực tỉnh mở mắt ra ngó. Một gã trai trẻ trắng trắng xám xám cúi đầu lễ phép chào tôi. Có lẽ ngó thấy tôi là người Á Đông vàng vàng xỉn xỉn ngồi yên lặng lim dim rất ư là “Thiền” chí cốt, gã trai trẻ tưởng tôi là Tỳ Kheo sắp đắc đạo nên bước tới bái kiến để thỉnh ý tôn sư. Gã nghiêng mình dâng trình cớ sự: “Tôi luyện võ Nhựt từ hơn ba năm nay. Đọc trong sách võ thuật thấy nói có một vị Võ sư Trưởng phái nọ dạy các môn đồ rằng một khi các con đã luyện được rốt ráo võ thuật của Ta rồi thì các con có thể dời được trăng sao. Ông nghĩ sao về điều này?” Bị hỏi bất ngờ, Tỳ Kheo bí quá bèn đáp hoảng (nói Quảng nói Tiều?): “Trăng sao nó đang ở đó thì thây kệ nó. Mắc mớ gì mà phải dời trăng sao làm chi cho nó mệt?” Gã trai trẻ nghe tôn sư phán như vậy bèn thụt lùi chới với, đưa tay lên đầu gãi gãi, cố gắng động não để giải mã. Câu đáp thiệt hết sức bất ngờ – chính tôi đây cũng còn không ngờ. Đáp có vẻ siêu quá (ba trợn) và trẹo cẳng ngỗng, như tiếng hét của Thiền sư. Ngẩn người ra một hồi, gã trai trẻ buông ra câu kết: “Ông có lý!” Xong cúi đầu cám ơn Tỳ Kheo rồi bần thần lui gót. May quá! Chỉ sợ thằng nhỏ nộ khí xung thiên trổ võ Nhựt ra mà đục cho Tỳ Kheo phù mỏ. Hú vía! Tuy nhiên, gẫm lại lịch sử nhân loại, cái tham vọng làm Siêu Nhân của một vài thằng khốn kiếp nào đó há đã chẳng từng gây ra biết bao là đau thương tang tóc, biết bao là khổ ải lầm than cho con người hay sao?
Tối qua không ngủ được. Nhớ. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Bâng khuâng nhớ bậu chín chiều ruột đau. Lúc nào không ngủ được, tôi ngồi dậy rửa mặt rồi trở lại ngồi xếp bằng trên giường, lưng tựa gối nằm. Không phải ngồi thiền. Chỉ thử cố gắng cắt đứt dòng điện đang nuôi dưỡng những liên tưởng vớ vẩn hỗn loạn không dứt trong đầu. Một cách nào đó, muốn cúp điện. Nếu không được, tôi tự ý cho trí não mình bị tràn ngập bởi những lời vô nghĩa, không còn chừa một chỗ trống nào cho suy tưởng xen vào. Để cho thân tâm mình được trụ vào hiện tại toàn diện, uyên nguyên.
Đưa đầu ngón tay vuốt ve đôi vú tròn nhỏ của vị Nữ Thần Tây Tạng. Hơi đồng mát lạnh. Linh cảm một điều ẩn mật đang âm thầm chuẩn bị đâu đó, trên cao, dưới thấp, nơi gốc phù dung, cội dạ lý, đầu ngọn thông, hay bên kia đồi? Nữ Thần hay Bồ Tát? Gẫm ra một điều thật lạ kỳ chưa lý giải được. Trong suốt cuộc đời mình, khi bị hoạn nạn, tôi vẫn được một người nữ xuất hiện độ trợ, cứu vớt.
Ngay từ thuở mới lọt lòng, vừa chập chững được hai ba tuổi, tôi đã bị kiến lửa cắn nổi ghẻ mủ máu cùng mình. Đã có má Quán Thế Âm của tôi thức đêm thức hôm soi đèn mù u xức ghẻ để vá víu cho tôi nguyên vẹn lại hình hài. Rồi lớn lên đi học tiểu học trung học, đã có những bà-già-quê-hương, những bà-già-cà-rem, bà-già-đậu-lép thị hiện dạy cho tôi lòng thương người và cùng xẻ chia cái thân phận hẩm hiu của kẻ khác. Viết tới đây, tôi lại rưng rưng nước mắt. Tới lúc năm sáu tuổi, tôi đã khóc đứt ruột Em Vịt Vàng Nhỏ của mình bị xe nhà binh cán bấy nhậy trên mặt lộ đá lởm chởm một buổi chiều giáp Tết. Biết đâu chừng Em tôi lại chẳng là một em vịt gái nhỏ tự hủy thân mình để dạy cho tôi lòng từ bi thương xót muôn loài. Nước mắt nhỏ giọt ròng ròng. Sao trong lòng mình lại có quá nhiều mối thương tâm, trời hỡi!
Hồi còn đi làm việc những lúc thân sơ thất sở, đã có những người đàn bà chợt từ đâu tới hết lòng giúp đỡ. Lúc Miền Nam thất thủ năm 75, kẹt lại ở Paris, tôi mất hết, kể cả vợ con (bặt tin). Đã có những bà Givral, bà Pauline lo cho tôi việc làm và giúp đủ mọi thứ trong buổi đầu vô cùng khó khăn. Lúc tôi nằm nhà thương điên ngáp ngáp chỉ còn nghĩ đến tự tử, đã có bà Lauvray vào tận bệnh viện giải thích luật lao động (tôi đã hết hiểu hết biết) và lo hết mọi thủ tục cho tôi được hưởng trợ cấp nghỉ việc vì lý do sức khỏe. Lúc say ngất té chết giấc bên lề đường, lại có người thiếu nữ không biết tên lượm tôi lên và chở về nhà. Và còn những ai nữa tôi vô tình bỏ sót. Đó là những vị nữ Bồ Tát thị hiện trong đời thường của tôi.
Trong đời sống yêu đương, lại có những người nữ khác thị hiện. Thời mới lớn, tôi bị khủng hoảng tuổi trẻ, cô đơn, xa nhà. Tôi dời chỗ trọ rồi dung rủi gặp gỡ Hoa tại xóm Bến Đò. Nàng ban cho tình yêu đầu tiên và nụ hôn đầu đời. Năm sau, tình dục bắt đầu ám ảnh nặng nề. Bỗng Tuyết lạc bước từ Gò Công đến kịp thời khỏa thân mát mẻ thổi dịu bớt lửa dục đang bốc cháy phừng phừng trong tôi. Thời du học, lại rơi vào ngục tù cô đơn và ám ảnh tình dục, sắp chết ngộp. Diane, người em Xóm Học chợt lọt vào đời hết sức tình cờ, trao tặng thân trăn mềm và ngực no nê cứu vớt. Trở về Xứ Tuyết, đau khổ tuyệt vọng cùng cực. Một tối nọ Louise kịp đến khỏa thân nồng nàn sưởi ấm. Cùng lúc trôi dạt lại Danyèle, tóc vàng mắt xanh, ngó thấy mê liền. Về nước, thời chiến tranh lại có những em Kiều làm cho tôi quên bớt bom đạn mà chịu trận dài dài. Quay lại Paris, điên điên, vào bệnh viện tâm thần, dù không hẹn mà lại gặp gỡ Evelyne, em điên xõa tóc, khiến cho tôi khuây khỏa bớt đi cơn điên của mình. Đó là chưa kể Ánh, vị nữ Bồ Tát thường trực trong đời mình. Lần này, để xa lánh những phiền toái trầm trọng làm mình muốn phát điên ở Paris, tôi đã đột ngột trở về quê hương, không hề trù liệu trước. Hơn nữa, lại trở lên Đà Lạt vì tình cờ có Toàn trôi dạt về đó rồi cuộc đời đưa đẩy, định cư luôn tại đây vừa được hai năm nay. Để rồi nơi thành phố cao nguyên này, thình lình trong một đêm trăng sáng, Em đã bước xuống trần khỏa ngực tròn thanh tân tế độ.
Định nhãn rất lâu trước tượng Phật thích Ca nằm soải dài trên bệ, tôi trực cảm có điều gì vô cùng linh diệu sắp xảy tới, rất gần. Như một hẹn hò không thể tránh được với định mạng. Một cuộc hẹn hò với ngưỡi nữ vào khoảng cuối đời mình để dẫn dắt tôi ra khỏi các tuyến lực của từ trường luyến ái mãnh liệt, tự muôn đời hít cứng nam vào nữ, đực vào cái, âm vào dương. Một cuộc hẹn hò đã được chuẩn bị và ghi chép sẵn trong biệt nghiệp của mình. Cái biệt nghiệp tự đời nào lăn trôi, biến dịch, thay hình đổi dạng, cái biệt nghiệp vốn đã buộc chặt vào đời mình không có cách gì gỡ ra được từ muôn vạn kiếp... Đèn một đêm nào soi chung bóng, cho anh nhìn kỹ mắt Em sầu, cho anh hôn nhẹ triền môi ấy. Đời hết yêu thì thôi thương đau. Ninh Chữ, tên của bạn tôi, con người lãng mạn hào hoa đã viết lên bốn câu thơ đó. Và cũng là tên của làng Em, nơi Em đã cất tiếng chào đời cách đây mười chín mùa giông biển bạt ngàn.
Buổi chiều xuống chầm chậm ngoài sân nắng. Có tiếng chó sủa văng vẳng từ đầu xóm vọng lại...
Lưỡi buông lưỡi, môi nhả môi tìm hơi thở. Nới lỏng vòng tay siết. Vuốt ve tóc mềm, nựng nịu gò má. Giờ ra chơi. Nằm bên nhau nghỉ xả hơi, entracte. Để dĩa nhạc Em ưa thích nghe lại. Chưa gặp Em tôi vẫn nghĩ rằng, Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng... Anh đã nói rồi mà Em vẫn cứ quên tựa hoài, bài gì vậy anh? Mộng Dưới Hoa. Dưới hương hoa thơm ngát mơ màng mộng thấy Em. Mà Em có biết lời ca của anh đặt không? Nó như vầy: “Chưa gặp anh Em đã có bầu, với chàng trai trẻ đẹp như trâu...” Thôi đi anh ơi! Đẩy vai rúc rích, anh cứ hát tầm bậy không hà!
Đưa một ngón tay chỉ lên bệ cao, Em hỏi tượng gì vậy anh? Tượng đó là tượng Phật. Xạo hoài! Tượng Phật thì phải ngồi xếp bằng chớ Phật gì mà lại nằm? Phật mà Em phát âm là “Phặc” giọng Ninh Chữ ngộ nghĩnh. Đó là Phật Thịch Ca lúc ổng sắp nhập Niết Bàn. Nếu nhập Niết Bàn thì ông Phật phải đứng dậy để mà đi vô Niết Bàn chớ sao lại nằm? Thì đứng hoài mỏi cẳng nên ổng nằm xuống một cái cho nó khoẻ cái lưng. Cũng như anh với Em bây giờ đương nằm cho nó khoẻ vậy đó. Bộ Em không thấy ổng khoẻ re nên ổng mỉm cười đó sao? Em ngoảnh mặt lại ngó người rồi ngó tượng. Tủm tỉm. Ờ, mà anh... lúc nào anh mỉm cười, Em thấy anh giống ông Phật ghê vậy đó! Anh là ông Phật mà trời tặng riêng cho Em, phải không anh... phải không anh, anh ừ đi. Đặt tay lên đồi non mơn trớn, anh là Phật nhưng mà là ông Phật thích sờ vú. Ờ ờ... rúc rích, anh nói thiệt là trúng đó, anh là ông Phật thích sờ vú, nhưng mà ông Phật của riêng một mình Em thôi. Ông Phật gì mà kỳ cục! Rúc rích. Trong đời mình đã từng trải qua nhiều cuộc tình thịt da hừng hực, đã từng lội trèo ngất ngư núi đồi chớn chở, đã từng ngộp thở chết giấc nhiều phen giữa hai lượn sóng nhồi bông êm đềm. Nhưng chưa bao giờ tận hưởng mê man, hít thở ngạt ngào nguồn sữa mật của người nữ như trong thời gian này. Hoan mê. Đắm đuối. Đôi vú non săn cứng no tròn của Em mới sao mà mơn mởn tuyệt vời! Đôi khi anh muốn tin trên đời chỉ có đôi vú Em là đáng kể...
Ờ, mà Phật ơi, Em muốn có một đứa con với ông Phật của Em. Ý! Em đừng có nói hoảng, không được đâu. Sao kỳ vậy? Sao ông Phật không muốn cho Em một đứa con, bộ Phật không thương Em hả? Anh không muốn tại vì anh không lo cho Em được. Bỏ Em ở lại một mình, Em lấy gì mà nuôi con? Thì có gì ăn nấy, Em ăn cái gì nó ăn cái đó. Thôi thôi cô nương ơi, cô đừng có tính chuyện phiêu lưu văn nghệ, anh không chịu đâu. Nhưng mà Em muốn... ưưư... ưưư... Tiu nghỉu, nín thinh. Ờ mà anh, Em để ý lần nào gặp nhau anh cũng nói “Ngó Em thấy thương hết sức, nhưng biết làm sao bây giờ!” Sao anh cứ than như vậy hoài, Em không hiểu. Sao vậy hả anh? Ngẫm nghĩ, cũng chẳng biết giải thích sao, hiểu rõ nỗi bất lực của mình trong cố gắng tìm ra một lối thoát-mà thoát đi đâu và để làm gì mới được chớ?
Những lúc nằm ôm Em trong lòng, cũng có đôi ba lần giải thích cho Em hiểu là chỉ có thể cho Em được những vui sướng phù du, những hạnh phúc ngắn ngủi khi gần bên nhau, những giây phút khoái cảm tuyệt vời khi cùng nhau cộng hưởng thịt da nối liền. Anh chỉ cho Em được có bao nhiêu đó thôi, không thể tiến xa hơn nữa. Em không thể nào tính chuyện lâu dài với anh được. Anh chỉ còn độ mười năm góp mặt trên cuộc đời này, nhưng Em, Em còn những ba bốn chục năm. Xa nhau rồi, anh mong Em sẽ gặp được một người đàn ông khác tử tế, lớn hơn Em khoảng mười tuổi, có thể bảo đảm được đời sống cho Em. Em sẽ yêu người đó và anh cầu mong cho Em được nhiều hạnh phúc. Em cũng biết, anh thương Em nên anh mong muốn Em được mọi điều may mắn, mọi điều tốt đẹp, dù là không phải với anh. Dĩ nhiên là anh sẽ đau khổ. Rất đau khổ. Nhưng anh chỉ ao ước có bao nhiêu đó, anh chỉ... Thôi! Em ngắt ngang, vùng vằng, thôi đi anh ơi... hưhưhư... anh đừng có nói nữa, Em không chịu nghe đâu. Em chỉ biết có ông Phật của Em, Em chỉ yêu có ông Phật của Em mà thôi... hưhưhư... Bây giờ Em mới biết là chỉ có ông Phật của Em là thương Em nhiều nhứt, nhiều hơn cả mẹ Em thương Em nữa. Từ ngày quen anh, anh đã biến Em thành một người con gái khác. Em mới biết được yêu là ra làm sao. Bây giờ anh xúi Em bỏ ông Phật của Em, Em không chịu đâu... hưhưhưhư... Vuốt tóc Em, vuốt nhè nhẹ, vuốt tới vuốt lui, thở dài – lại thở dài. Chịu thua Em. Hết thuốc chữa!
Tính nhẩm lại cuộc đời tình ái của mình. Sao cứ thở dài dài dài, sao cứ chia tay dài dài, sao cứ cách trở dài dài. Toàn những cuộc phân ly đôi ngã nghìn trùng, không còn bao giờ hẹn gặp lại nhau lần nữa. Chớm mười chín tuổi đã bỏ Tuyết lại bên bờ Tiền Giang bay sang Xứ Tuyết du học, cách nhau một đại dương. Rồi ở quê nhà, bất thần Tuyết ngã ra chết tức tưởi. Vĩnh biệt không ngờ! Thôi nhé, em về yên Xóm Cỏ... Những năm tháng lang thang xứ người, kết tình với Người Em Xóm Học ở Paris thời sinh viên, sống vội vã. Trời mùa đông Paris, Suốt đời làm chia ly! Hết mùa hè, chia tay Diane, vượt Đại Tây Dương trở về Québec. Không hề gặp lại một lần nào nữa Người Em Xóm Học. Về lại Xứ Tuyết, kết tình với Louise (đó là chưa kể Danyèle). Để rồi chia tay nàng, quay về cố quận, Thái Bình Dương chia lìa đôi ngã. Tàn cuộc binh đao, đất nước nát tan vì bom đạn, may mắn còn sống sót, bỏ xứ ra đi. Dung rủi gặp gỡ lại Người Em Xứ Tuyết tại Paris một tuần lễ. Rồi lại chia tay lần nữa. Nàng trở về Québec, lại cách trở một đại dương. Ngờ đâu giã từ vĩnh viễn! Nàng nhắm mắt bỏ cuộc, xuôi tay nửa chừng. Tháng Tư 75 kẹt lại Paris, bỏ lại Sàigòn đôi ba người tình không kịp từ giã. Ngăn cách nhau một lục địa, chẳng trông mong gì gặp lại người cũ. Đường phố Sàigòn bưng bít gió, Em biết nơi nào gửi nhớ thương?
Giờ đây lại sắp xa lìa Em Đà Lạt đang giữa chừng cuộc yêu đương để quay trở về Paris. Lại trắc trở nhau một lục địa, nhằm lúc mùa thu mưa phùn thấm ướt Kinh đô Ánh sáng. Les feuilles mortes se ramassent à la pelle... Des jours heureux où nous étions amis. En ce temps-là la vie était plus belle… Làm nhớ tới một mùa thu Paris nào đó, thời còn là sinh viên. Mùa thu âm thầm, bên vườn Lục Xâm. Ngồi quen ghế đá, không Em ôi buốt giá từ tâm... Biết có còn gặp lại Em nữa không? Biết Bao Giờ! Vẫn lại “biết bao giờ?”, như mấy chục năm trước đây với Người Em Xóm Học. Chia tay vĩnh biệt tại ga Saint Lazare, tương tư đôi chốn tình ngàn dặm, Vạn lý sầu lên tiếp nối mây. Ôi! Biết bao giờ! “...Hãy nằm im và đừng hỏi tại sao. Đừng hỏi tại sao những con ruồi say nắng, rụng cánh nằm chết trên bàn tay ấm áp của mùa hè”. Có phải, thêm một lần nữa trong đời, lại sắp rụng cánh rã rời trong mùa thu năm nay? Chiếc lá cuối cùng! Mùa hè, rụng. Mùa thu cũng rụng. Lần rụng cuối cùng. Người yêu cuối cùng. Si tình lần cuối. Yêu đương lần cuối. Rồi chết vì tình. Ôi! Nghe nó sao mà lãng mạn, héros romantique, muốn rụng rún!
Cứ buông thả mình sống theo bản năng, như loài thú. Cho đến chừng nào? Trước đây lâu lắm rồi, đã có lần chép cho Người Em Xứ Tuyết mấy câu thơ thấm thía của Eluard: “Cứ mài miệt làm một kẻ bất lực để chế ngự nỗi u mê của mình về chính mình và về định mạng, có lẽ anh sẽ đứng về phe những nhân vật khác hơn là những nhân vật mà anh đã từng bày đặt ra”. Nhưng liệu có làm như Eluard được không? Liệu có rứt ra khỏi bản năng được không? Lần này ở Đà Lạt, thêm một lần nữa (lần cuối?), lại chạy theo bóng hồng, chạy theo yêu nữ. Nhưng lần này, cuộc tình vừa mới chớm mà đã chia tay. Chưa biệt ly mà đã xa nhau, Lúc biệt ly rồi xa đến đâu? Thái Bình Dương. Đại Tây Dương. Châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Cách nhau một đại dương. Cách nhau một lục địa. Cái biệt nghiệp nào cứ trói buộc vào Paris? Đi đâu thì đi, rồi cũng quay về Paris. Như thỏi sắt nằm trong một từ trường mãnh liệt, réo gọi, cuốn hút. Ở Québec, rồi cũng bay sang Paris. Về Sài Gòn, rồi cũng quay lại Paris. Tới Đà Lạt, rồi cũng bay về Paris. Bỏ lại mỗi thành phố dăm ba người tình để trở về đoàn tụ với Paris. Paris, ôi Paris! Paris nghiệt ngã. “Trời mùa đông Paris, suốt đời làm chia ly!” Đà Lạt đang vào thu. Trời mùa thu Đà Lạt, sao cũng làm chia ly? “Trời mùa đông Paris, chưa bao giờ buồn thế!” Trời mùa thu Đà Lạt, chưa bao giờ buồn thế! “Hôn nhau phút này, chia tay tức thì. Em ơi khóc đi Em, khóc đi Em, khóc đi Em!...”
Chiều qua ngồi ở cà phê Đà Lạt Phố, Toàn kể lại một hiện tượng kỳ lạđã xuất hiện ở vùng Hắc Dịch, nơi Toàn dựng am mây Huyền Ân một thời. Chớm bình minh, lúc trời còn lù mù, sương lam chướng khí còn chìm đọng giữa rừng cây lưa thưa, nhiều chấm sáng lờ mờ được thắp lên cùng lúc. Các ngọn đèn mờ mờ ảo ảo bắt đầu giăng ngang một chặp rồi từ từ di chuyển lặng lẽ quẩn quanh giữa các hàng cây rất lâu. Cho đến lúc mặt trời chuẩn bị mọc lên thì biến mất. Sáng nào cũng vậy. Người trong vùng Hắc Dịch ai ai cũng đã đều chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này. Và ai nấy cũng đều rất kinh sợ, không dám bước chưn ra khỏi nhà vào lúc bình minh. Hỏi ra mới biết nơi này khi xưa có bệnh viện dã chiến của du kích quân đào sâu dưới mặt đất. Bệnh viện sơ sài, thuốc men sơ sài, dụng cụ sơ sài, mổ xẻ sơ sài, cưa cắt sơ sài. Rất nhiều du kích quân tuổi hãy còn trẻ tử vong. Thỉnh thoảng người ở Hắc Dịch có rước Thầy tới cúng cô hồn giải oan. Hiện tượng biến mất. Được vài hôm, những ngọn đèn ma xuất hiện trở lại như cũ. Trong trường dạ tối tăm trời đất, Xót khôn thiêng phảng phất u minh...
Tối đêm qua, thêm một lần nữa, lại không ngủ được. Tờ mờ sáng, mở toang cửa, ngồi xếp bằng trên nệm ngó qua bên kia đồi. Sương mù từ dưới thung lũng bốc lên rồi bay đi, khi ẩn khi hiện, khi dày khi mỏng. Đàng xa xa, hai cây thông vươn lên đứng tĩnh lặng. Vọng lại tiếng lao xao bất định, như gió lùa, như nước chảy xì xầm. Chợt một bóng trắng từ thân cây ló ra rồi thụt ngay vào. Lại ló ra, lại thụt vào, nhiều lượt. Rồi ngưng. Im ắng, hồi lâu. Bóng trắng lại xuất hiện, dừng lại một chặp, rời khỏi thân cây, di chuyển sang cội thông bên kia, biến mất sau thân cây. Một chặp. Lại xuất hiện, di chuyển ngược sang thân cây bên này, rồi xê dịch qua lại nhiều lần, như hồn ma vất vưởng. Đoạn biến mất sau một lùm bụi um tùm ở giữa. Tim đập mạnh hồi hộp. Hắc Dịch! Hắc Dịch! Khép hờ mắt lại tĩnh tâm. Hồi lâu, mở mắt ra định thần, phóng tầm nhìn ra xa xa. Lay động mơ hồ trong sương mù, một bóng hình gì đó, như thể là... Sương mù cuốn đi, hai cây thông hiện nguyên hình, ngọn thông vươn nhọn lắc lay. Bỗng từ lùm bụi khi nãy, một bóng trắng xuất hiện, la đà mặt đất, dừng lại. Đoạn di chuyển nhanh xuống thung lũng, biến mất. Chặp sau từ dưới thung lũng vọng lên tiếng sủa văng vẳng. Một con chó trắng!
Bóng ma xuất hiện khi nãy trước mắt mình, trong tâm tưởng mình chỉ là một ảo giác... “A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ... Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ ta bà ha!” Vãng sanh Tịnh độ Thần chú.
“Anh mong chờ mùa thu. Trời đất kia ngả màu xanh lơ. Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa, bên những bông hồng đẹp xinh...” Một chiếc lá vàng tươi tắn thoắt rụng, lao chao rơi xuống, xuống thật thấp rồi vụt bay lên, chớp cánh hoá thân làm con bướm vàng lượn qua lượn lại, chập chập xếp cánh rớt xuống, biến thành chiếc lá vàng lao chao rơi rụng. Vài con chim sẻ vụt ngang, liệng xuống thung lũng bài ca ríu rít. Không gian dày đặc âm thanh. Từ đầu xóm vọng lại tiếng kinh tụng thu sẵn trên băng nhựa “Nam mô A Di Đà Phật... Nam mô A Di Đà Phật...” Đó là kinh? Là chân kinh dìu dắt đời sống, hướng dẫn chúng sanh? Không! Kinh không nằm trong kinh Phật, kinh không nằm trong Kinh Thánh, kinh không nằm trong kinh Coran, kinh không nằm trong một bộ kinh nào hết. Mà kinh nằm trong trời đất. Lời kinh nằm trong tiếng chim kêu, tiếng nước chảy, tiếng gió thoảng, tiếng thông reo. Lời kinh là tiếng gà gáy, tiếng ngỗng kêu, ting dế run, tiếng chó sủa. Lời kinh thoát thai từ vang động vô thanh của cánh bướm. Lời kinh thị hiện trong âm ba tịch lặng của ánh sáng mặt trời. Trong hơi nóng vô lượng, đời sống bừng lên hơi thở, mây bay gió cuốn, nước chảy hoa trôi, chớp giăng sấm động, muôn loài nảy sinh, chúng sanh trùng trùng duyên khởi. Và trong hằng hà sa số chúng sanh đó, tôi là một chúng sanh còn đang lạc lối trong mê lầm. Không có mê lầm làm sao kinh được viết ra?
“Mây bay về đây cuốn trời. Mưa rơi làm rụng lá vàng. Duyên ta từ đây lỡ làng, còn đâu những chiều dệt cung đàn yêu...” Xóm này không có lấy một người đàn bà đèm đẹp. Xóm này không có lấy một cô gái xinh xinh. Xóm này chỉ có con kỳ nhong hong nắng, con sóc nhỏ lăng xăng, con chó cái nhiều vú hiền hậu, con gà giò trụi lông anh dũng và bầy ngỗng yêu nước om sòm. Và giờ đây lại có thêm một người từ đâu trôi dạt về, sớm sớm chiều chiều ôm lục huyền cầm ngồi đờn xuống thung lũng. “Anh mong chờ mùa thu. Tà áo xanh nào về với giấc mơ...” Bỗng nhiên một phép lạ giáng trần. Giấc mơ hiện về. Một cô gái mặc áo dài vàng cam đứng bên hiên nhà đàn ngỗng đưa tay ngoắc ngoắc. Ngoắc cả hai tay, ngoắc cả hai cánh tay, ngoắc cả hai tà áo, ngoắc không mỏi tay, ngoắc không định hướng. Nhẹ bàn tay nhẹ bàn tay, mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông... Ngón đàn trở nên dìu dặt hơn, những mong thấu đến tai tình nương từ lâu mơ ước. “...Màu áo xanh là màu anh trót yêu. Người mơ không đến bao giờ...” Người mơ sẽ không bao giờ đến, người mơ sẽ không bao giờ đến được. Máng trên dây phơi bên hàng xóm, chiếc áo dài màu vàng cam đang đùa theo gió xanh tung bay phất phới.
“Thu nay vì đâu nhớ nhiều. Thu nay vì đâu tiếc nhiều. Đêm đêm nhìn cây trút lá, lòng thấy rộn ràng, ngỡ bóng ai về...” Có phải Em sẽ lại trở về tối nay, nụ cười tủm tỉm, đôi vú no tròn, hơi thở thơm tho, thân non chín từng chớp cánh, đôi mắt ngây ngô lóng lánh trong bóng đêm thân mật. Hay Em sẽ không còn bao giờ về nằm lại trên cánh tay, giọng nói trẻ con ngoan hiền rủ rỉ. Em đã hoá thân trở lại thành người tình Tiền Giang đứng tắm truồng trên sàn nước, đôi vú dậy thì sữa mật lấp loáng trăng vàng ngất ngây mùa hạ cũ. Ôm sát chiếc lục huyền cầm vào lòng, các ngón tay chạy trên dây tơ bật nảy điệu nhạc gợi lên những lời ca mà Em hằng ưa thích... Chưa gặp Em tôi vẫn nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng...
Chiếc áo thun ngắn tay màu rượu đỏ Em bỏ quên một tối nọ nằm im lìm hong nắng lặng lẽ trên dây phơi. Chiếc áo thân mật như một lời tình tự trong đêm, như một dư hương lưu luyến còn đọng lại trên mặt gối, như một hiện diện mong manh không thể bôi xoá được trong cuộc đời ngay tại giờ phút này, ngay tại đây, và vẫn còn đang hô hấp không ngừng. Có phải khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt ngờ nghệch, nụ cười tủm tỉm chợt xuất hiện từ vầng nguyệt bạch một đêm trăng sáng nào ngập tràn tiếng dế kêu chỉ là một ảo giác?
Bagnolet, ngoại ô Paris, tháng năm 2006
KIỆT TẤN
Thơ trong bài này mượn của Kiều, Nguyễn Du, Cung Oán, Hàn Mặc Tử, Đỗ Phủ, Trương Kế, Bạch Cư Dị, Ca dao, Nguyễn Bính, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh, TTKH, Vĩnh Lộc, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Ninh Chữ, Cung Trầm Tưởng, Jacques Prévert, Paul Eluard và của chính tác giả.Lời ca trích từ các nhạc khúc của Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý, Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Lê Hoàng Long, Lê Trạch Lựu, Ưng Lang, Y Vũ và Đỗ Lễ.
No comments:
Post a Comment